Availability: In Stock

Mười Năm

Tác giả: Tô Hoài

Tác phẩm “Mười Năm” của tác giả Tô Hoài.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Mười Năm

Tiểu thuyết Mười năm kể về cuộc sống ở một làng thợ dệt từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936 – 1939) đến sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8.1945. Cái làng quê ấy có vẻ là vùng Nghĩa Đô – Nghĩa Tân thuộc tỉnh Hà Đông cũ, quê hương của nhà văn. Những người thợ dệt vải dệt lụa sôi nổi tham gia hội Ái Hữu hội Tương Tế, tuyên truyền về Mặt trận Bình dân bên Pháp, mượn thời cơ thuận lợi để vận động dân làng đấu tranh với chính quyền thực dân. Phong trào tạm lắng và chịu nhiều tổn thất trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật gây ra, rồi lại bùng lên thành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thường gọi là Cách mạng tháng 8.1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiểu thuyết khép lại khi Trung, một chiến sĩ cách mạng lên đường tham gia đoàn quân vệ quốc kháng chiến ở Nam bộ, chống thực dân Pháp quay trở lại miền Nam.

Nhà văn Tô Hoài viết tiểu thuyết Mười năm năm 1957, tức là tái hiện không khí làng quê ngoại thành Hà Nội trong khoảng thời gian từ hai mươi năm trước đó. Những người thanh niên làm nghề dệt hăng hái tham gia hội họp bí mật và công khai trong những tổ chức của thợ thuyền, hợp tác với những tờ báo tiến bộ ở Hà Nội để phổ biến tình hình và tuyên truyền về cách mạng. Có những người năng nổ và trung thành như Trung, Lạp. Có những người tích cực như An, nhưng phải xa rời anh em, phải lẩn trốn vì bị truy bắt, cuối cùng lại trở về với đồng chí. Có những người bị tha hóa như Khiết. Lại cũng có những người như Chúc, từng hoạt động ở U Đon bên Xiêm, nhưng bị tù thì trở nên sợ sệt, rốt cuộc làm mật thám cho Pháp rồi bị chính các đồng chí trong làng trừ khử.

Đặc biệt ấn tượng mạnh là trường đoạn nhà văn miêu tả không khí chết chóc ở làng trong nạn đói Ất Dậu 1945, do phát xít Nhật gây ra. Cái làng vốn trù phú nhờ nghề dệt vải dệt lụa, giờ nạn đói bùng ra, lụa không bán được, các khung cửi ngừng dệt rồi bỏ hoang. Người làng và cả các thành viên hội Ái Hữu chết đói dần. Bi thảm hơn cả là cái chết của cô Nhàn, một thành viên hội Ái Hữu. Khung cửi bị xếp xó, lại không tìm được việc làm độ nhật, không có cái ăn, cô nằm trong góc nhà nhiều ngày mà lả dần. Lạp là người yêu đi xa tìm việc làm và đi hoạt động bất ngờ trở về mang theo ba cân gạo, kịp nấu cho cô bát cháo. Cái đêm ấy vừa là sự gặp lại đầy chất trữ tình của hai người yêu nhau vừa là một đêm bi thảm khi cô kiệt sức, cắn vào vai người yêu đến ứa máu rồi chết. Một trường đoạn có nhiều chi tiết sắc, gây ấn tượng mạnh, thể hiện tay nghề trong việc tạo dựng tình huống và khơi gợi cảm xúc.

Cũng rất sinh động là mối tình éo le của Lạp với cô Hiền, sau đó là cô Nhàn. Rồi chuyện Trung khi bị cô Gạch mê mẩn, trở thành một vướng bận, về sau lại hóa ra ngậm ngùi. Hay là chuyện của Hai Tâm, người đàn bà góa lẳng lơ bỏ nhà đi theo kẻ Sở Khanh là Khiết, rồi về sau được giác ngộ cách mạng, trở thành người tự vệ tích cực ở làng.

Tiểu thuyết Mười năm viết năm 1957, ra mắt năm 1962 và có ngay bài phê bình của ông tướng trẻ Trần Độ. Ông cho rằng đây là cuốn sách “phiến diện, mang cái nhìn khách quan tư sản… Không đánh giá được đấu tranh giai cấp và mâu thuẫn tất yếu chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng vô sản… Nội dung bệnh hoạn, xa rời giai cấp…”. Giờ đây đọc lại, gần sáu mươi năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra mắt, đối chiếu giữa tác phẩm với những lời bình như trên, ta không khỏi ngậm ngùi về sự quy chụp, viện dẫn tư tưởng đao to búa lớn một thời. Đồng thời cũng càng khẳng định sức sống của cuốn tiểu thuyết này.

HỒ ANH THÁI

Sách nói

[Audio book] Mười Năm

Sách nói “Mười Năm” của tác giả Tô Hoài:

Về tác giả

Về tác giả Tô Hoài

Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Nhà phát hành

Phương Nam

Định dạng

MP3