Availability: In Stock

Hai Buổi Chiều Vàng

Tác giả: Nhất Linh

Tác phẩm “Hai Buổi Chiều Vàng” của tác giả Nhất Linh.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Hai Buổi Chiều Vàng

Hai buổi chiều vàng đăng trên Ngày Nay từ số 19 (2-8-36) đến số 22 (23-8-36). Năm sau, Đời Nay in thành sách, là tác phẩm thứ hai Nhất Linh nói tới cách mạng -sau Thế rồi một buổi chiều- được mở đầu bằng lời bố cáo của hội đồng Đề Hình xử mấy vụ hội kín, đại ý:

“Bị cáo nhân Nguyễn Văn Lộc, một đảng viên quan trọng âm mưu phá rối cuộc trị an…

Nguyễn Văn Lộc quán ở Vĩnh Yên!”

Như thể Nhất Linh muốn trực tiếp giới thiệu Đỗ Đình Đạo, sau này sẽ trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng: Đạo quê quán ở Vĩnh Yên và gia trang Đỗ Đình sẽ là “cái nôi” của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hai buổi chiều vàng chứng tỏ từ năm 1936 hay trước đó, “họ” đã họp nhau trên mảnh đất Vĩnh Yên.

Nhưng Lộc không phải là nhân vật chính và cách mạng cũng không giữ vai trò chủ yếu. Chủ yếu trong Hai buổi chiều vàng là tình yêu, tình yêu lãng mạn: tình tuyệt vọng. Mối tình thầm lặng, không dám ngỏ, bởi Triết tưởng Thoa đã hiểu hết rồi. Nhưng Triết lầm, Thoa không hiểu, Thoa lấy Lộc. Triết vẫn tiếp tục thầm yêu. Rồi Lộc bị kết án 20 năm tù. Triết giúp Thoa trong thầm lặng, vẫn không dám ngỏ lời, vì tưởng Thoa… đã hiểu. Ba năm sau Lộc được ân xá, Triết báo “tin mừng” cho Thoa.

Hai buổi chiều vàng là tiền thân của Đôi bạn và hậu thân của Thế rồi một buổi chiều (phụ bản PH số 91, 30-3-34). Bởi trong ba tác phẩm này, yếu tố cách mạng đều được giao hòa với một mối tình không ngỏ.

Sách nói

[Audio book] Hai Buổi Chiều Vàng

Sách nói “Hai Buổi Chiều Vàng” của tác giả Khái Hưng & Nhất Linh:

Về tác giả

Về tác giả Nhất Linh

Nhất Linh

Nguyễn Tường Tam (1906 – 7 tháng 7 năm 1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt, Đông Sơn (khi vẽ); và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, và từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

Năm 1930, trở về nước sau khi du học Pháp, Nguyễn Tường Tam xin ra tờ báo trào phúng “Tiếng cười”, nhưng lần nào hỏi thăm đều nghe Sở Báo chí của Phủ Thống sứ bảo rằng “chờ xét”. Trong thời gian chờ đợi giấy phép ra báo, ông xin dạy học tại trường Tư thục Thăng Long. Ở đó ông quen biết với thầy giáo dạy Việt văn là Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng).

Năm 1932, Nguyễn Tường Tam mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc kể từ số 14, ra ngày 22 tháng 9 năm 1932. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào “Âu hóa”, đề cao chủ nghĩa cá nhân… Trong năm ấy, ông và các cộng sự quyết định thành lập Tự Lực văn đoàn trên nguyên tắc “dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà. Tổ chức không quá 10 người để không phải xin phép Nhà nước, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện tự giác noi theo”. Về sau, tính chuyện lâu dài, văn đoàn này mới chính thức tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1934 (báo Phong Hóa số 87).

Tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì loạt bài “Đi xem mũ cánh chuồn ” châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) cũng vì tội “chế nhạo”. Tờ tuần báo Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nguyễn Tường Tam cùng nhóm Tự Lực văn đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo…

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3