Availability: In Stock

Cõi Mê

Tác giả: Triệu Xuân

Tác phẩm “Cõi Mê” của tác giả Triệu Xuân.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Cõi Mê

Chủ đề mà tác giả hướng tới là sự phân rã trong gia đình, trong cơ cấu xã hội và sự tha hóa khó kìm hãm của con người.

Gia đình ông Hoàng, gồm ông và các con trai là những người có năng lực, có tâm huyết với sự đổi mới nhưng nhiều lúc đã chịu thất bại cay đắng bởi cỗ máy bảo thủ và sự tranh giành quyền lực của những kẻ xấu.

Gia đình ông Nguyễn Kỳ Hòa, hay là gia đình cụ Nguyễn (bố ông Hòa, tuổi đã tròn trăm) là một gia đình yêu nước có truyền thống, đời đời theo Trương Ðịnh, Nguyễn Tri Phương chống thực dân Pháp xâm lược. Ông Hòa là bộ đội tập kết, lên đến chức đại tá. Anh em ông, các con trai ông đều là liệt sĩ, chỉ để lại đứa cháu nội là thằng Thăng.

Do sự cưng chiều và dựa cậy thần thế, thằng Thăng, cái hạt giống duy nhất của một gia đình yêu nước, trượng nghĩa, chưa đến tuổi mười lăm đã đua xe cán chết người, đã làm nát đời con gái người ta rồi tiếp đó là du nhập băng đảng xã hội đen, lao vào dòng đời thác loạn. Sự sa ngã, đúng hơn là lối sống mất dạy, rất nguy hiểm cho xã hội của bọn choai choai như thằng Thăng không chỉ vì sự cưng chiều mà còn vì xã hội còn có mảnh đất cho lối sống ấy.

Cái tha hóa của ông Hòa lại ở dạng khác: vì không xin việc được cho thằng Thăng, vì thấy ông Hoàng không tiếp mình, khinh mình nên đã lạm dụng cương vị công tác và uy tín hùa nhau khép tội cho cha con ông Hoàng, những người trung thực và có nhiều tư tưởng đổi mới, đẩy xã hội tiến lên.

Cụ Nguyễn đã trụ vững qua nhiều giai đoạn lịch sử để giữ lấy trung nghĩa, nhân đức, sự thanh khiết kể cả dưới chế độ Mỹ – ngụy, cuối cùng đã gục ngã. Sự gục ngã của một trụ cột gia đình, sự thối rữa của một hạt giống duy nhất còn sót lại khiến người đọc bàng hoàng. Liệu rồi dòng máu yêu nước, những đạo lý truyền thống sẽ chảy từ đâu, về đâu?

Chỉ ra những chiều hướng xấu trong xã hội, miêu tả sự tha hóa, băng hoại đến tột cùng và những nguy hại nhãn tiền, nguy hại lâu dài cho cả một dân tộc, với tinh thần trách nhiệm và tính chiến đấu cao, tiểu thuyết “Cõi mê” của Triệu Xuân đã góp một tiếng nói thức tỉnh, cảnh giác đối với một thời đoạn lịch sử, đối với tương lai. Dường như nhiều người, nhiều khi chúng ta đang rơi vào cõi mê, đang bị sự quyến rũ chết người nhấn xuống tận đáy của nhơ nhớp lại cứ ngỡ mình đang thăng hoa, đang vinh quang, đang khôn khéo hoặc tuyệt vời sung sướng.

Văn học Việt Nam đang tìm đường để tự đổi mới mình, đang hướng tới những tác phẩm làm tròn thiên chức cao cả của mình là góp phần cải biến xã hội.

Có những nhà văn viết về lịch sử, viết về một cuộc sống nào đó trong tư duy chủ quan của mình, nhưng tôi coi trọng hơn những nhà văn viết về cái hôm nay. Triệu Xuân là một nhà văn như vậy. Anh có hiểu biết am tường về lịch sử lẫn mọi ngóc ngách của cuộc sống hôm nay, biết đặt vấn đề hôm nay trong một tiến trình để các sự kiện, vấn đề được soi sáng hơn có ý nghĩa hơn. Tác phẩm “Cõi mê” ngồn ngộn chất liệu đời thực, với những chi tiết chính xác của báo chí, các sự kiện và nhân vật như vừa gặp đâu đó, như đang sống, đang vây lấy người đọc, đòi hỏi anh phải bộc lộ thái độ chứ không chỉ “thưởng thức”…

“Cõi mê” đã thật sự thành công khi nói về sự tha hóa của một số người, sự phân rã trong một số cơ tầng xã hội, đưa ra những vấn đề bức xúc về lối sống, về giáo dục gia đình, quản lý xã hội, sử dụng con người nhưng chưa mấy thành công khi nói về tương lai, về cái mới với sự mỏng mảnh của những nhân vật đại diện cho cái mới như Ngọc Bắc, Phương Thảo.

Tôi cũng không thích đoạn kết có hậu: mọi người trong hai gia đình “thù địch” lại giảng hòa, vui vẻ ềcả làngể, lại bắt tay cùng xây dựng một cuộc sống mới và sự thanh khiết một cách quá dễ dàng, không đúng ềtôngể với các phần trước đó của cuốn sách, cũng không đúng quy luật của cuộc sống. Cái chết của Ngọc Tiên, sự trả giá của thằng Thăng đã là cái chết của một lối sống trục lợi, chụp giật, thiếu lý tưởng, đã là sự chiến thắng của cái thiện, không cần viết thêm đoạn kết gượng ép.

Về tác giả

Về tác giả Triệu Xuân

Triệu Xuân

Triệu Xuân (sinh 4 tháng 9 năm 1952 – mất 26 tháng 10 năm 2021) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam.

Ngày 26 tháng 10 năm 2021, nhà văn Triệu Xuân đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư. Ông đã có một cái nhìn dự báo trước điềm không lành trong 1 cuốn tiểu thuyết của mình

Triệu Xuân sinh ngày 4 tháng 9 năm 1952 tại xã An Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, tên khai sinh là Triệu Xuân Điến, bút danh khác là Triệu Minh, Minh Đức.

Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1973, rồi tình nguyện vào chiến trường miền Nam làm phóng viên chiến trường của Đài Phát thanh Giải phóng, thường trú tại khu V – Trung Trung Bộ.

Sau năm 1975, ông làm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng ban biên tập chương trình phát thanh dành cho Nam Bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Năm 1986, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1997, là Phó Trưởng Cơ quan Đại diện Báo Đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 12-2000, Triệu Xuân là Trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Văn học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 4: 2001-2005.

Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 5: 2005-2010.

Ủy viên Ban chấp hành Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I: 2005-2010.

Phó Trưởng Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015.

Cách đây ít ngày, sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, ông đã ra đi mãi mãi vào chiều ngày 26 tháng 10 năm 2021.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF