Availability: In Stock

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

Tác giả: Svetlana Alexievich

Tác phẩm “Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ” của tác giả Svetlana Alexievich, người đoạt giải Nobel Văn học năm 2015.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

Tác phẩm của chủ nhân Nobel Văn học 2015 – Svetlana Alexievich – giống như một bộ phim tài liệu xúc động về cuộc sống chiến trường của phụ nữ Liên Xô.

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong nhiều cuốn sách về chiến tranh của Svetlana Alexievich. Tác phẩm xuất bản lần đầu tại Nga năm 1983, được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và xuất bản ở Việt Nam cuối thập niên 1980. Tới năm 2013, Svetlana Alexievich viết lại hoàn toàn cuốn sách. Bản mới lại được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và ra mắt độc giả Việt đầu tháng 7.

Gần đây, bộ phim tài liệu Công binh, đêm dài Đông Dương (phát hành năm 2012) của đạo diễn Lê Lâm công chiếu ở Việt Nam. Những ai đã xem phim có thể cảm nhận sự tương đồng trong cách dựng tác phẩm của đạo diễn và nhà văn Svetlana Alexievich. Nếu Lê Lâm làm phim tài liệu bằng ngôn ngữ điện ảnh thì tác giả Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ viết cuốn sách phi hư cấu với ngôn ngữ văn chương. Độc giả đọc sách về chiến tranh nhưng cảm thấy giống một tiểu thuyết nhiều giọng kể hơn là việc ghi lại những sự kiện lịch sử qua lời nhân chứng.

Trong Công binh, đêm dài Đông Dương, xen giữa những trường đoạn dẫn chuyện mang tính điện ảnh, nhân chứng lần lượt kể câu chuyện của họ để dựng lại bức tranh sống động về số phận hơn 20.000 người Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm lính thợ ở Thế chiến II. Với Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, người đọc cũng hình dung thủ pháp tương tự. Svetlana Alexievich là người dẫn chuyện, xách ba lô đi về những địa phương trong hành trình tìm kiếm ký ức về một cuộc chiến tranh khác – cuộc chiến tranh của những người phụ nữ

Trong khi người kiểm duyệt phản bác việc đưa những chi tiết sinh lý học vào tác phẩm và đòi hỏi phải kể những phụ nữ anh hùng với hào quang tỏa sáng, Svetlana Alexievich cho rằng chính cái sinh lý học đó là điều con người nhất, nhân bản nhất. Bà muốn viết về một lịch sử nhân bản hóa thay vì một chủ nghĩa anh hùng cứng nhắc.

Trong tác phẩm, ngoài những nhân chứng kể chuyện, người dẫn chuyện luôn đặt mình vào bối cảnh một cách cảm xúc, kết nối phụ nữ với nhau để họ chung một ký ức lớn về chiến tranh đầy đau đớn và đáng kinh sợ. Tác phẩm hoàn toàn có thể làm thành một bộ phim lay động người xem bằng sự thật và những xúc cảm con người nhất, về số phận của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến.

Về bộ sách Những Giọng Nói Không Tưởng

Trong suốt vài thập niên, Svetlana Alexievich đã viết biên niên tư liệu – nghệ thuật Những giọng không tưởng – gồm năm quyển sách (Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ, Những nhân chứng cuối cùng, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu từ Chernobyl, Thời second-hand) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình.

Bộ sách Những Giọng Nói Không Tưởng được viết bằng thể loại văn xuôi tư liệu “cùng với tâm thế của một con người vị nhân phản chiến, những cuốn sách đã khuấy lên một giai đoạn lịch sử đầy những tổn thương đau đớn, đã phác họa một bối cảnh, đã soi chiếu bằng một góc nhìn trước nay chưa từng được công bố”.

Về tác giả

Về tác giả Svetlana Alexievich

Svetlana Alexievich

Svetlana Alexievich, tên đầy đủ là Svetlana Alexandrovna Alexievich (sinh ngày 31 tháng 5 năm 1948) là một nhà báo điều tra và nhà văn thể loại văn xuôi hiện thực. Bà là người Belarus nhưng viết văn và báo bằng tiếng Nga. Bà được trao giải Nobel Văn học năm 2015 “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta”. Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải thưởng này.

Ngày 8 tháng 10 năm 2015, ủy ban Nobel công bố sẽ trao giải Nobel Văn học 2015 cho bà, trong khi tại Bélarus, ngay trên quê hương, các sách của Svetlana Alexievitch vẫn bị kiểm duyệt . Loan báo này gây bất ngờ, một phần vì bà không viết tiểu thuyết, mà tác phẩm của bà là của một nhà báo. Trước đây chỉ có hai người không viết văn, Winston Churchill và Bertrand Russell, được giải Nobel. Lý do bà nhận được giải, theo ban giám khảo: „…vì tác phẩm nhiều tiếng nói, đã đặt một công trình kỷ niệm cho những hoạn nạn và và dũng cảm trong thời đại của chúng ta”. Trong cuộc phỏng vấn báo chí cùng ngày tại một văn phòng tòa soạn báo chí địa phương ở Minsk, bà phát biểu: “Đây không phải là một phần thưởng cho tôi mà là cho nền văn hóa, một quốc gia nhỏ bé của chúng tôi, mà đã bị rơi vào một cối xay trong suốt lịch sử.”

Nguồn / Xem thêm:

Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

У войны не женское лицо

Dịch giả

Nguyên Ngọc

Nhà xuất bản

NXB Hà Nội

Nhà phát hành

Cty Sách Tao Đàn

Năm xuất bản

2016

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF