Availability: In Stock

Chỉ Một Lần Yêu

Tác giả: Bà Tùng Long

Tác phẩm “Chỉ Một Lần Yêu” của tác giả Bà Tùng Long.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Chỉ Một Lần Yêu

Khi được tin Sơn bị thương ở mặt trận Tây Nam, Tuyết lo lắng đứng ngồi không yên:
– Không biết anh bị thương ra sao, có hề gì không, đang nằm điều trị ở đâu?
Tuyết hồi hộp chờ Lan, em gái Sơn, đem tin về cho Tuyết biết nơi Sơn nằm điều trị là Tuyết sẽ xin phép cha mẹ đi thăm Sơn. Tuyết cho đó là bổn phận mà mình phải làm. Người ta không quen nhau, chưa có cảm tình với nhau, mà các em gái hậu phương còn đem quà ủy lạo các thương binh nằm ở Quân y viện, thì lẽ nào Tuyết lại làm ngơ khi nghe Sơn bị thương?

Tuyết và Sơn là bạn học từ khi còn ngồi “ê, a” trên ghế trường làng. Tình bạn thời thơ ấu đã đưa họ đến tình yêu khi cả hai khôn lớn. Biết bao lần Tuyết và Sơn bàn đến chuyện tương lai, hy vọng được cha mẹ chấp thuận để tình yêu họ được kết thúc bằng một đám cưới.
Nhưng rồi cũng như bao thanh niên khác trong khi nước nhà có chuyện binh đao, Sơn nhập ngũ đi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc và Tuyết ở nhà đỡ đần cha mẹ, may vá thêu thùa chờ ngày Sơn hoàn thành nghĩa vụ trở về.

Hai năm nay, cha mẹ Tuyết nhiều lần khuyên Tuyết nên lập gia đình có nhiều người đến dạm hỏi, nhưng Tuyết vẫn một lòng chờ đợi Sơn. Cha mẹ Tuyết cũng biết Tuyết đã yêu Sơn nên không muốn lấy quyền làm cha mẹ ép buộc Tuyết phải quên Sơn.
Bà Hương, mẹ của Tuyết, không khỏi ái ngại cho con gái. Thêm một năm trôi qua là bà thêm sợ Tuyết phải ế ẩm hoặc dở dang. Bà thường nói:
– Đời con gái như cánh hoa sớm nở tối tàn, khi còn hương sắc thì o­ng bướm dập dìu, nhưng đến khi hoa phai phấn lạt thì biết tìm đâu ra người yêu thương mình?

Tuyết không nghĩ vậy. Tuyết tin ở tình yêu của Sơn, một mối tình dệt những mười mấy năm, ngày tháng chỉ làm thêm bền chặt chứ không thể làm phai lạt. Tuyết thuộc hạng người yêu chỉ một lần, vì thế dù phải đợi Sơn đến bao giờ, Tuyết cũng đợi được.

Những ngày được về phép, Sơn đến thăm Tuyết và nhắc Tuyết lời hẹn ngày nào. Sơn luôn giữ gìn cho Tuyết, lúc nào cũng yêu thương trong sự tôn trọng, quý mến. Sơn nói với Tuyết:
– Anh phải giữ cho em là vì đời lính không có gì chắc chắn. Nếu mai đây anh có bề gì thì em vẫn còn được tấm thân trong trắng để về với người chồng sau này. Như thế anh sẽ không ân hận…

Về tác giả

Về tác giả Bà Tùng Long

Bà Tùng Long

Lê Thị Bạch Vân (1915-2006), thường được biết đến với bút danh Bà Tùng Long, là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với các tiểu thuyết tâm lý xã hội ở miền Nam trước 1975. Bà cũng là người khởi xướng mục “Gỡ rối tơ lòng” trên báo Sài Gòn Mới năm 1953. Bà Tùng Long là vợ của nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu và là mẹ của nhà thơ Nguyễn Đức Trạch (nhà thơ Trạch Gầm), nhà văn và cũng là cựu luật sư Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức.

Bà Tùng Long sinh ngày 1 tháng 8 năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà theo bậc tiểu học ở Đà Nẵng, tiếp đó học bậc trung học ở trường Đồng Khánh, Huế, và trường Gia Long, Sài Gòn. Năm 1935 bà thành hôn cùng nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy.

Năm 1952, Bà Tùng Long dạy Pháp văn và Việt văn tại các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đạt Đức… Nhưng vì lương không đủ sống, bà bắt đầu viết truyện đăng từng kỳ cho một số nhật báo. Từ 1953, Bà Tùng Long khởi xướng mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới và giữ vị trí này trong nhiều năm, góp phần thu hút độc giả cho tờ báo. Ngoài ra bà còn cộng tác cùng các báo khác như Tiếng Vang, Miền Nam, Phụ Nữ Diễn đàn, Phụ Nữ Ngày Mai, Nhân Loại…

Với các tác phẩm đặc biệt thành công về mặt thương mại, Bà Tùng Long là một tác giả quen thuộc của miền Nam trước 1975. Vào thập niên 1960, vừa dạy học vừa viết báo, viết văn, thu nhập của Bà Tùng Long mỗi tháng tới gần 10 lượng vàng. Vào đầu thập niên 1960, bà giữ chức Tổng thư ký Hội Phụ Nữ Việt Nam Cộng hòa, đắc cử Dân biểu tỉnh Quảng Ngãi.

Về bút danh Bà Tùng Long, bà giải thích: “Các vị nho học của chúng ta có câu “Vân Tùng Long, Phong Tùng Hổ” nghĩa là mây theo rồng, gió theo cọp… Tôi tên Vân cho nên lấy bút danh Tùng Long. Và khi ký bút danh này, tôi thấy không trùng với ai, cho nên tôi dùng luôn đến nay. Vì ký bút danh Tùng Long, tôi sợ độc giả hiểu lầm tôi là đàn ông, cho nên tôi thêm chữ Bà vào để phân biệt.”

Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Bà Tùng Long mất tại nhà riêng, Thành phố Hồ Chí Minh hưởng thọ 90 tuổi.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

PDF