Availability: In Stock

Cha Con Nghĩa Nặng

Tác giả: Hồ Biểu Chánh

Tác phẩm “Cha Con Nghĩa Nặng” của tác giả Hồ Biểu Chánh.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng

Tiểu thuyết “Cha Con Nghĩa Nặng” của Hồ Biểu Chánh kể về câu chuyện của Trần Văn Sửu, một người nông dân hiền lành, chất phác, nhưng lại có một người vợ lăng loàn, ngoại tình. Trong lúc nóng giận, Sửu đã vô tình đẩy vợ ngã xuống đất và chết. Sửu hoảng sợ, bỏ trốn khỏi làng, để lại ba người con thơ dại.

Những năm tháng trốn tránh, Sửu luôn ân hận về nỗi lầm của mình và không nguôi thương nhớ con. Anh đã nhiều lần lẻn về thăm con, nhưng vì sợ liên lụy đến con nên đã phải quay về.

Còn những đứa con của Sửu, sau khi mẹ mất, đã được ông ngoại nuôi dưỡng. Sau đó, Quyên và Tí được bà Hương quản Tồn nhận làm con nuôi. Bà Hương là một người phụ nữ tốt bụng, đã yêu thương và chăm sóc cho hai đứa trẻ như con đẻ.

Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu được xóa án và trở về làng. Anh gặp lại con trai mình, Tí, và hai cha con vô cùng xúc động. Sửu và Tí đoàn tụ, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

Về tác giả

Về tác giả Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh (胡表政,1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙); là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ.

Ông có 9 người con, 5 trai và 4 gái. Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu thời Việt Nam Cộng hòa, người con thứ 7 là Đại tá Hồ Văn Di Hinh, nguyên là thị trưởng Đà Lạt, và cháu đích tôn của ông là Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi.

Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF