Availability: In Stock

Câu Chuyện Dòng Sông

Tác giả: Hermann Hesse

Tác phẩm “Câu Chuyện Dòng Sông” của tác giả Hermann Hesse, tác giả đoạt giải Nobel Văn Học năm 1946.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông

Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phận làm người. Trọn tác phẩm của ông là lới thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người…

Câu chuyện dòng sông là cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Đây là tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu.

Cuốn sách kể lại chuyện xảy ra ở Ấn Độ vào thời cổ đại vào khoảng thời gian của Phật (thế kỷ thứ 6 TCN). Truyện bắt đầu khi Siddhartha, con của một Brahmin, bỏ nhà ra đi để tham gia những nhà tu khổ hạnh cùng với người bạn thân là Govinda. Cả hai đều ra đi để tìm sự khai sáng. Siddhartha đã đi qua một chuỗi các thay đổi và tự nhận thức khi anh cố gắng đạt được mục đích này.

Thông tin thêm

Siddhartha hay Tất Đạt (được biên dịch sang tiếng Việt với tựa đề Câu chuyện dòng sông) là một cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

Cuốn sách, tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi Hesse trải qua một thời gian ở Ấn Độ trong thập niên 1910. Sách được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 1960.

Từ Siddhartha (tựa gốc của cuốn sách này) được tạo thành từ hai từ trong tiếng Phạn: siddha (đạt được) + artha (điều đã được tìm kiếm), cùng có nghĩa là “người đã tìm thấy ý nghĩa (của sự tồn tại)” hoặc “người đã đạt được mục tiêu của mình”. Trên thực tế, tên riêng của Đức Phật, trước khi xuất gia , là Siddhartha Gautama, hoàng tử của Kapilavastu. Trong cuốn sách này, Đức Phật được gọi là “Gotama”.

Nguồn: Wikipedia

 

Sách nói

[Audio book] Câu Chuyện Dòng Sông

Sách nói “Câu Chuyện Dòng Sông” của tác giả Hermann Hesse:

Về tác giả

Về tác giả Hermann Hesse

Hermann Hesse

Hermann Hesse (2 tháng 7 năm 1877 ở Calw, Đức – 9 tháng 8 năm 1962 ở Montagnola, Thụy Sĩ) là một nhà thơ, nhà văn và họa sĩ người Đức. Năm 1946 ông được tặng Giải Goethe và Giải Nobel Văn học.

Các tác phẩm đầu tiên của Hesse vẫn còn mang tính truyền thống của thế kỷ thứ 19: các bài thơ của ông đều thuộc về trường phái lãng mạn, lời văn và phong cách của quyển Peter Camenzind cũng vậy, quyển sách được tác giả hiểu như là một tiểu thuyết giáo dục tiếp nối quyển Grüne Heindrich của Gottfried Keller. Về nội dung Hesse phản đối sự công nghiệp hóa và đô thị hóa, đi theo xu hướng của phong trào thanh niên thời kỳ này. Sau này Hesse từ bỏ quan điểm lãng mạn mới này. Thế nhưng cấu trúc đối chọi của quyển Peter Camenzind thông qua sự đối chiếu giữa thành thị và nông thôn và tương phản nam nữ vẫn còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm sau đó của Hesse (thí dụ như trong Demina hay Steppenwolf).

Một khía cạnh quan trọng khác trong các tác phẩm của Hesse là sự duy linh (spirituality), không những chỉ có trong quyển tiểu thuyết Siddharta. Các đạo giáo Ấn Độ, đạo Lão và thuyết thần bí của Thiên chúa giáo là nền tảng của việc này. Một số nhà phê bình chỉ trích Hesse là ông đã sử dụng văn chương để diễn đạt thế giới quan của mình. Người ta cũng có thể đảo ngược phê bình này để nói là các nhà phê bình chỉ phản đối thế giới quan của Hesse chứ không chỉ trích văn chương của ông.

Tất cả các tác phẩm của Hesse đều chứa đựng một phần tính tự truyện, đặc biệt có thể thấy rõ trong Steppenwolf, quyển tiểu thuyết có thể được lấy làm thí dụ cho một “tiểu thuyết về một cơn khủng hoảng trong cuộc sống”. Chỉ trong các tác phẩm sau đó phần tự truyện này giảm đi. Trong hai quyển tiểu thuyết liên kết với nhau, Die Morgenlandfahrt và Das Glasperlenspiel, Hesse trở về đề tài ông đã viết trong Peter Camenzind: sự đối lập giữa vita activa (sống để làm việc từ thiện cho người khác) và vita contemplativa (sống để tìm sự giải thoát cho bản thân).

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Siddhartha: Eine Indische Dichtung

Tên tiếng Anh

Siddhartha

Dịch giả

Phùng Khánh, Phùng Thăng

Nhà xuất bản

NXB An Tiêm

Năm xuất bản

1974

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF