Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Cánh Cổng
CÁNH CỔNG của Natsume Soseki là một kiệt tác văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Câu chuyện tập trung vào cuộc sống bình nhật và tình yêu nhẹ nhàng của vợ chồng anh công chức Sōsuke, cặp đôi luôn mang mặc cảm đạo đức, coi mọi bất hạnh đến với mình là sự trừng phạt của số phận, họ luôn day dứt vì “tội lỗi” đã phạm phải trong quá khứ và tự “cách ly” mình với xã hội. Với thủ pháp kể chuyện bình thản, lời văn mộc mạc, Natsume Soseki đã dẫn dắt độc giả tiếp cận một cách tinh tế trạng thái tinh thần trống rỗng và nỗi đau khổ chân thực của các nhân vật. Không chỉ được tán thưởng về vẻ đẹp trong cách miêu tả tình yêu, cuốn tiểu thuyết còn được đánh giá cao về ý tưởng và biểu tượng phức tạp: khi con người sống trên đời, nhất định phải có sự lo lắng về “tội nguyên tổ”… Thế nên, Cánh cổng vẫn luôn được xem là một trong những tác phẩm sâu sắc của thời hiện đại.
Với thủ pháp kể chuyện bình thản, lời văn mộc mạc, Natsume Soseki đã dẫn dắt độc giả tiếp cận một cách tinh tế trạng thái tinh thần trống rỗng và nỗi đau khổ chân thực của các nhân vật. Không chỉ được tán thưởng về vẻ đẹp trong cách miêu tả tình yêu, cuốn tiểu thuyết còn được đánh giá cao về ý tưởng và biểu tượng phức tạp: khi con người sống trên đời, nhất định phải có sự lo lắng về “tội nguyên tổ”… Thế nên, Cánh cổng vẫn luôn được xem là một trong những tác phẩm sâu sắc của thời hiện đại.
Tóm tắt nội dung
Cánh Cổng (Mon) là một tiểu thuyết được viết vào năm 1910, thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Natsume Soseki. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Sosuke và Oyone – một cặp vợ chồng trung lưu bình dị, sống trong sự lặng lẽ, hướng nội và mang nặng những dằn vặt về quá khứ.
Sosuke từng có một tuổi trẻ đầy tham vọng, nhưng một biến cố đã khiến anh chấp nhận một cuộc sống khép kín, an phận với công việc công chức tẻ nhạt. Tuy yêu thương nhau, cả hai vợ chồng đều bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi liên quan đến tình yêu của họ – một câu chuyện phức tạp gắn với người bạn cũ của Sosuke. Trong một nỗ lực tìm kiếm sự giải thoát, Sosuke đến một ngôi chùa với hy vọng đạt được sự giác ngộ, nhưng cuối cùng nhận ra rằng câu trả lời không nằm ở việc trốn chạy, mà ở việc đối diện với thực tại.
Tựa đề Cánh Cổng không chỉ là biểu tượng của sự chia cách giữa thế giới bên ngoài và sự thanh tịnh bên trong chùa, mà còn ám chỉ những rào cản tinh thần mà con người phải tự mình đối diện và vượt qua.