Availability: In Stock

Bao Người Chờ Đợi

Tác giả: Romain Gary

Tác phẩm “Bao Người Chờ Đợi” của tác giả Romain Gary.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Bao Người Chờ Đợi

Tác phẩm này vốn có tên là “NỀN GIÁO DỤC CHÂU ÂU” vì nhiều lý do trong đó có một lý do là đề dễ lưu hành trong các nước bị phát-xít Đức chiếm đóng, vì nội dung sách nói về cuộc đấu tranh du kích của nhân dân Ba Lan (nhưng không phải chỉ có người Ba Lan tham gia) chống bọn chiếm đóng phát-xít. Sách in ở Anh năm 1943. Chúng tài chọn dịch, xuất bản cuốn sách này và đặt tên là BAO NGƯỜI CHỜ ĐỢI…, lấy ý từ một bài thơ trong tác phẩm:

Trong gian phòng xưa tôi chờ đợi
Bao người đã chờ đợi như vậy?

Tôi chờ cho nền Đế chế cuối cùng
Sụp đổ trước những trận đánh của
những người yêu nước châu Âu.

Tôi chờ cho châu Âu cuối cùng
vùng dậy và bước đi
Biết bao người khác cũng chờ đợi như tôi?

Tác phẩm này khá độc đáo về bút pháp thể hiện, về bố cục, mỗi nhân vật, tình tiết, mỗi mẩu chuyện là một chương ngắn gọn, súc tích liên quan mật thiết với nhau, dẫn dắt người đọc hình dung lại cả cuộc chiến đấu của nhân dân thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không khuất phục trước phát-xít bạo tàn. Các nhóm kháng chiến tiến hành đấu tranh phân tán rời rạc không có sự lãnh đạo chung, thậm chí đã bắn nhầm lẫn nhau. Nhưng có một điều rõ ràng là đều nhằm vào một kẻ thù: bọn phát-xít Đức, vào một mục đích: “Giải phóng” Tổ quốc và có mọi chỗ dựa để tin tưởng vào ngày mai chiến thắng: Đó là chiến tranh vệ quốc anh hùng của nhân dân Liên Xô với bước ngoặt lịch sử: chiến thắng ở Stalingrad. Cuộc du kích chiến diễn ra vào mùa đông ở trong rừng đầy tuyết phủ và trong những căn hầm dưới đất, với thức ăn duy nhất là khoai tây. Dân làng tiếp tế cho các nhóm du kích, vì đó là con cháu mình nhưng lại không muốn du kích hoạt động vì sợ bọn chiếm đóng khủng bố. Một bác sĩ cho con vào rừng nhưng ở lại thị trấn vì ở đấy đang có dịch tả, có những bệnh nhân cần cứu chữa Một cô gái chơi đàn dương cầm tay, đã ở lại cùng người yêu là sinh viên đang tham gia du kích. Bố là phản động nhưng con lại đi kháng chiến. Có thể nói tác giả đã mô tả cuộc đấu tranh của toàn dân, của tất cả các tầng lớp, với các hình thức, các phương tiện của mình. Còn những phần tử cam tâm làm tay sai cho giặc đều phải chịu sự trừng phạt xứng đáng của lương tâm và của chính nghĩa.

Tác giả đã thành công trong việc khắc họa một cô gái trinh sát đã hy sinh sự trinh tiết để theo dõi các cuộc hành quân của giặc. Nhưng không một ai dám coi thường cô gái và cô cũng biết rõ giá trị của mình. Một ông già yêu quê hương làng xóm, đã lên án con mình là một thiếu tướng vì chiến thuật, chiến lược đã rút quân không ở lại giữ làng. Một anh sinh viên, gia đình thuộc tầng lớp trên, đã dứt khoát cắt đứt quan hệ với bố theo giặc, thà chết ở trong rừng chứ không về thành để đi chữa bệnh ở Thụy Sĩ v.v… và v.v…

Cuốn sách này, tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên được những nét điển hình của cuộc chiến tranh nhân dân, không khác gì những điều đã xảy ra qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của chúng ta, nhất là về hoạt động trong lòng địch ở khu căn cứ và trong các làng mạc bị chiếm đóng.

Mặc dù tác giả không nói gì đến vai trò lãnh đạo của Đảng, của Mặt trận, của Quân đội, nhưng người đọc cũng thấy được cuộc chiến đấu của du kích Ba Lan, của nhân dân Ba Lan có thể giáo dục cho châu Âu, cho thanh niên châu Âu, cho nhân dân châu Âu đứng lên tiến hành đấu tranh để giải phóng châu Âu khỏi họa phát-xít dưới sự cổ vũ của cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Hiểm họa của bọn phát-xít mới, vấn đề hòa bình cùng tồn tại hay chiến tranh hạt nhân hủy diệt tất cả v.v… là những vấn đề đang làm cho con người trên trái đất này lo ngại, nhận thức như thế nào về cuộc sống tương lai v.v….. làm cho chúng ta khi đọc lại cuốn sách súc tích này không thì không suy nghĩ đến vai trò của nhân dân, đến cuộc đấu tranh đa dạng và phong phú cho cuộc sống của con người.

Huế, tháng 2-1988
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA

Về tác giả

Về tác giả Romain Gary

Romain Gary

Romain Gary (21 tháng 5 năm 1914 – 2 tháng 12 năm 1980), tên thật là Roman Kacew và còn được biết đến với các bút danh như Émile Ajar, là một nhà ngoại giao, nhà văn, đạo diễn và phi công người Pháp gốc Do Thái. Sinh trưởng tại Litva và cuối đời mất ở Paris, sau khi bố mẹ chia tay vào năm 1925, ông sống cùng mẹ, chịu rất nhiều ảnh hưởng đặc biệt từ bà, nhất là tư chất nghệ sĩ cùng cá tính mạnh mẽ. Romain Gary chính thức nhập quốc tịch Pháp năm 1935, thi đỗ bằng cử nhân Luật năm 1938 rồi ngay sau đó tham gia nghĩa vụ quân sự và gia nhập Không quân Pháp. Sau nhiều năm chiến đấu anh dũng suốt Thế chiến II, ông được nhận Huân chương Bắc đẩu Bội Tinh và Huân chương Giải Phóng. Romain Gary là tác giả duy nhất đã hai lần giành giải Goncourt dưới hai cái tên khác nhau với các tiểu thuyết Rễ trời (Les racines du ciel) và Cuộc sống ở trước mặt (La vie devant soi). Ông được xếp vào hàng các tác gia kinh điển trong làng văn thế giới.

Gary là một trong những nhà văn viết nhiều và nổi tiếng nhất ở Pháp, tác giả của hơn ba mươi quyển tiểu thuyết, tiểu luận và hồi ký, một số trong đó được ông viết dưới một bút danh. Ông là người duy nhất đoạt giải Goncourt tới hai lần. Đây là giải thưởng dành cho văn học tiếng Pháp được trao một lần duy nhất cho một tác giả. Gary, từng nhận được giải thưởng năm 1956 dành cho Rễ trời (Les racines du ciel), đã xuất bản Cuộc sống ở trước mặt (La vie devant soi) dưới bút danh Émile Ajar vào năm 1975. Hội văn học Goncourt đã trao giải thưởng cho tác giả của cuốn tiểu thuyết này mà không biết được danh tính của người đó. Cháu họ của Gary là Paul Pavlowitch được cho là tác giả trong một khoảng thời gian. Gary về sau đã tiết lộ sự thật trong tác phẩm được xuất bản sau khi tác giả qua đời với nhan đề Vie et mort d’Émile Ajar. Gary còn được xuất bản dưới bút danh Shatan Bogat, Rene Deville và Fosco Sinibaldi, cũng như cái tên khai sinh của ông là Roman Kacew. Bên cạnh sự thành công với tư cách là một tiểu thuyết gia, ông còn phụ trách viết kịch bản cho phim điện ảnh The Longest Day và đồng biên kịch và đạo diễn bộ phim Kill! (1971), mà vợ của ông đóng vai chính vào lúc đó là Jean Seberg. Năm 1979, ông là thành viên của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 29.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Éducation européenne

Tên tiếng Anh

European Education Area

Dịch giả

Đỗ Tử Trình

Nhà xuất bản

NXB Thuận Hóa

Năm xuất bản

1988

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF