Availability: In Stock

Bả Giời

Tác phẩm “Bả Giời” của tác giả Nguyễn Bình Phương.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Bả Giời

Viết về cuộc sống của những con người bình thường nếu không nói là tầm thường, nên ngôn ngữ giọng điệu của những con người ấy được Nguyễn Bình Phương thể hiện rất sinh động và chân thật trong tác phẩm của mình. Sống là tồn tại và suy tư, như Descartes nói: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Je penxe, done je suis). Nhân vật của Nguyễn Bình Phương sống trong những suy tư miên man về thân phận con người. Có lẽ hiếm có nhà văn Việt Nam nào như Nguyễn Bình Phương lại để nhân vật của mình trầm tư và suy nghĩ nhiều đến vậy.

Bả Giời là một trong những tác phẩm thuộc giai đoạn đầu trong gia tài tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Cuốn sách tuy mỏng nhưng ẩn chứa trong đó là sức nặng của câu chữ. Nó cho ta nhận diện một gương mặt văn chương độc đáo, cá tính với văn phong mạnh và kết cấu lạ hóa. Đặc biệt là trong giai đoạn sôi động của văn chương sau Đổi mới, đầu những năm 90.

Trong Bả giời ngoài những suy nghĩ miên man của Tượng, còn là tiếng nói của những con người xa xưa vọng về với giọng đầy ai oán, hoài niệm. Tượng suy nghĩ về tình yêu của mình với Thủy và hồi tưởng về tuổi thơ cô độc của mình. Không chỉ có Tượng mà ông Bồi cũng “nghĩ đến Tượng, người con trai đầy bí hiểm và hiền lành. Ông nghĩ về dáng người to bè của lão Mộc. Ông miên man… Xa xửa xa xưa…” (Bả giời, tr.126), bà Linh lùn nhìn cảnh cũ nhớ chuyện xưa: “Cảm giác là lạ, quen quen, xâm chiếm bà Linh. Bà như người đi xa giờ mới có dịp trở lại… Xa xửa xa xưa…” (Bả giời, tr.185). Những dòng suy tư của những con người đang sống và những người vô hình trong làng Phan tạo cho ngôn ngữ câu chuyện mơ hồ, huyền ảo, giàu chất thơ.

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương sinh tại Thái Nguyên từng nhiều năm công tác tại biên giới phía Bắc.

Từng biên kịch tại đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, biên tập văn học tại Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nguyễn Bình Phương xuất thân lính. Thi đậu trường viết văn Nguyễn Du khóa 4 anh vẫn mang quân phục lính. Ra trường chuyển về đoàn kịch quân đội, và sau đó là Nhà Xuất bản QÐND. Ở cương vị này Nguyễn Bình Phương là bà đỡ cho nhiều nhà văn với mảng văn học chiến tranh.

Những năm 90, “Những đứa trẻ chết già” là một bước tiến vượt bậc của Nguyễn Bình Phương nhưng giới văn chương tiếp nhận dè dặt, cánh phê bình im tiếng. Chỉ khi Phương thành danh với một loạt tiểu thuyết không lẫn vào ai thì họ mới ào ạt tiếp cận với đủ chủng loại lý luận gán vào thậm chí là phong thánh cho tác giả một mình một ngựa một con đường này.

Sau “Những đứa trẻ chết già”, Phương tiếp tục cho ra đời một loạt tiểu thuyết cùng một phong cách không lẫn vào người khác như “Người đi vắng”, “Thoạt kỳ thủy”, “Ngồi”…và mới nhất là cuốn tiểu thuyết có số phận kỳ lạ, “Mình và họ”. Ðây là cuốn tiểu thuyết được Phương viết xong năm 2010 nhưng bị các nhà xuất bản trong nước từ chối in ấn và nó được xuất bản ở Mỹ dưới cái tên “Xe lên xe xuống”. Mãi đến năm 2014 nó mới được nhà xuất bản Trẻ chấp nhận. Ngay lập tức “Mình và họ” nhận được hoan nghênh hưởng ứng của giới văn chương và độc giả.

Nguồn: NXB Trẻ

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn học

Định dạng

PDF