Availability: In Stock

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Tác phẩm “Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

Download:

PDF

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Bộ sách được chia thành ba phần chính. Phần thứ nhất (in ở đầu tập một) giúp bạn đọc hiểu về bản chất truyện cổ tích, cách phân loại truyện cổ, phân biệt truyện cổ tích với truyền thuyết, lịch sử và tiểu thuyết. Giáo sư chia truyện cổ tích thành ba loại: Cổ tích thần kỳ, cổ tích lịch sử và cổ tích thế sự. Từ những năm 1960, các giáo trình ở một số đại học trong nước đã đề cập và phân loại truyện cổ tích Việt Nam theo cách của giáo sư Nguyễn Đổng Chi. Qua đó, độc giả có thể hiểu thêm về lai lịch của truyện cổ tích, vũ trụ quan của cổ tích, quá trình hình thành truyện cổ tích, tác giả truyện cổ tích.

Phần thứ hai, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chiếm dung lượng lớn, dành cho đông đảo bạn đọc đại chúng. Tác giả sưu tầm, nghiên cứu và chọn 201 truyện cổ tích kể lại cho bạn đọc, như: Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu, cau, vôi, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Tấm Cám, Quan Âm Thị Kính.

201 truyện được sắp xếp theo các chủ đề: Nguồn gốc sự vật, Sự tích đất nước Việt, Sự tích các câu ví, Thông minh tài trí và sức khỏe, Sự tích anh hùng nông dân, Truyện phân xử, Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép, Truyện đền ơn trả oán, Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ, Truyện vui tươi dí dỏm. Cuối mỗi truyện có phần Khảo dị, nêu xuất xứ của truyện, so sánh, đối chiếu với các dị bản khác, mở rộng tầm nhìn của độc giả về thế giới cổ tích phong phú.

Phần thứ ba (in ở cuối tập năm) là những nhận định tổng quát của tác giả về truyện cổ tích Việt Nam, đúc rút qua một số đặc điểm như: Thấm đẫm chất liệu đời sống xã hội Việt cổ, là biểu trưng nghệ thuật của cái hiền hòa, nhân ái hay tính chừng mực trong tâm lý dân tộc, Loại truyện sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao, Tính cách phê phán hiện thực khá đậm nét, Một mảng truyện nêu bật vai trò tích cực của nhân vật nữ. Ông cũng đi tìm nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam qua các nghiên cứu: Các trường phái cổ tích học, Bước đầu xác định nguồn gốc và cấu trúc bản địa của truyện cổ tích Việt Nam.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do giáo sư Nguyễn Đổng Chi biên soạn gồm 5 tập, lần lượt ra mắt độc giả từ năm 1957 đến 1982. Qua 25 năm, bộ sách được độc giả mọi độ tuổi yêu thích, đón nhận tích cực. Sau khi tập năm ra mắt năm 1982, giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhằm chuẩn bị cho lần in đầy đủ sau này. Bộ sách cũng được trích dịch ra tiếng Nhật từ sớm và được nhiều học giả quốc tế biết đến.

Sách nói

[Audio book] Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.

Với cuộc đời từng trải, với hơn 50 năm cầm bút, phạm vi chủ yếu của Nguyễn Đổng Chi thật rộng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán – Nôm, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đột xuất, như công trình Việt Nam cổ văn học sử lần đầu tiên đưa văn học chữ Hán của người Việt vào văn học sử và nghiên cứu văn học sử theo thể loại, loại hình, kiểu nhà văn…, công trình về nông dân khởi nghĩa lý giải uyển chuyển nguyên nhân bùng phát của khởi nghĩa nông dân không đơn thuần do nghèo khổ mà bắt nguồn có ý thức từ tư tưởng chống đối của tầng lớp tiểu trí thức, hay việc phát hiện di chỉ đồ đá cũ ở núi Đọ, Thanh Hóa năm 1960… Nhưng cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian, được coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình truyện cổ tích Việt Nam trong tương quan với cổ tích thế giới. Ông là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước.

Ông cũng đã viết những báo cáo khoa học chứng minh cứ liệu lịch sử về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đệ trình chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi còn có công kế tục xây dựng Mộng Thương thư trai do cha ông sáng lập cuối thế kỷ 19, một thư viện gia đình lớn bậc nhất ở Nghệ Tĩnh (cùng với thư viện Cao Xuân Dục ở Diễn Châu), là một trong những “nguồn sữa” nuôi dưỡng nên các nhà văn hóa của gia đình Nguyễn Chi (xem thêm bài Hồng Lĩnh và Lộc Hà, Can Lộc ở phần tham khảo). Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Giáo dục Hà Nội

Định dạng

MP3, PDF