Availability: In Stock

Túp Lều Nát

Tác phẩm “Túp Lều Nát” của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Túp Lều Nát

Tập phóng sự phản ánh sự thối nát của bọn hào lý, cũng như sự bất bình của người dân quê nghèo khổ thông qua những câu chuyện sinh động. Sách của cố nhà văn Nguyễn Đổng Chi.

Từ việc phân tích các thủ pháp nghệ thuật và nội dung tập phóng sự Túp lều nát của tác giả Nguyễn Trần Ai (tức học giả-nhà văn Nguyễn Đổng Chi, xuất bản năm 1937), người viết cho rằng tác phẩm này in dấu hiện trạng một thời quá khứ nhưng cũng gợi mở những vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay. Những trang viết như những dòng chữ khắc, lấp lánh ánh sáng của trí tuệ, của cảm xúc, tự nhiên và hiện đại của tác phẩm này cần được đưa vào sách giáo khoa để khơi dậy tinh thần công dân tích cực nơi những độc giả trẻ. Đọc Túp lều nát, độc giả của ngày hôm nay hẳn sẽ dễ thấu cảm hơn với cộng đồng, sẽ nhạy cảm hơn với những vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt, sẽ tinh tường hơn khi thưởng thức tác phẩm văn chương.

Sách nói

[Audio book] Túp Lều Nát

Sách nói “Túp Lều Nát” của tác giả Nguyễn Đổng Chi:

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi

Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.

Với cuộc đời từng trải, với hơn 50 năm cầm bút, phạm vi chủ yếu của Nguyễn Đổng Chi thật rộng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán – Nôm, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đột xuất, như công trình Việt Nam cổ văn học sử lần đầu tiên đưa văn học chữ Hán của người Việt vào văn học sử và nghiên cứu văn học sử theo thể loại, loại hình, kiểu nhà văn…, công trình về nông dân khởi nghĩa lý giải uyển chuyển nguyên nhân bùng phát của khởi nghĩa nông dân không đơn thuần do nghèo khổ mà bắt nguồn có ý thức từ tư tưởng chống đối của tầng lớp tiểu trí thức, hay việc phát hiện di chỉ đồ đá cũ ở núi Đọ, Thanh Hóa năm 1960… Nhưng cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian, được coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình truyện cổ tích Việt Nam trong tương quan với cổ tích thế giới. Ông là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước.

Ông cũng đã viết những báo cáo khoa học chứng minh cứ liệu lịch sử về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đệ trình chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi còn có công kế tục xây dựng Mộng Thương thư trai do cha ông sáng lập cuối thế kỷ 19, một thư viện gia đình lớn bậc nhất ở Nghệ Tĩnh (cùng với thư viện Cao Xuân Dục ở Diễn Châu), là một trong những “nguồn sữa” nuôi dưỡng nên các nhà văn hóa của gia đình Nguyễn Chi (xem thêm bài Hồng Lĩnh và Lộc Hà, Can Lộc ở phần tham khảo). Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3