Availability: In Stock

Những Câu Chuyện Thành Rome

Tác giả: Alberto Moravia

Tác phẩm “Những Câu Chuyện Thành Rome” của tác giả Alberto Moravia.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Những Câu Chuyện Thành Rome

Tập sách gồm 20 truyện ngắn xuất sắc nhất của Alberto Moravia, viết về nước Ý trong những năm đầu tái thiết sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Nước Ý trong sách của Alberto hoàn toàn khác với ý niệm của người đọc về một đất nước thơ mộng, lãng đãng, tinh tế, sang trọng. Hoàn toàn không phải là đất nước “thở ra thơ, nói ra văn” trong khung cảnh trùng trùng những mối tình mơ màng. Nước Ý ở đây là những điều chân thực nhất, gần gũi nhất, bình dân nhất. Và cũng vì thế, mỗi truyện ngắn đều là một mảnh ghép vô cùng sống động tạo nên một bức tranh toàn cảnh thành phố Rome mà có lẽ độc giả nước ngoài lần đầu được chiêm ngưỡng.

Rome ở đây đầy rẫy những người nghèo khổ, sống chui rúc trong những khu ổ chuột, không thể nào gọi là nhà. Rome đầy rẫy những kẻ hách dịch, đầy rẫy những người xanh xao vì đói, những đứa trẻ thất học, ốm yếu nheo nhóc, đầy những kẻ lường gạt, những kẻ sẵn sàng từ bỏ lòng tự trọng chỉ để được một bữa ăn, được một công việc. Cuộc sống vùng vẫy trong những phá vỡ, bát nháo và nhọc nhằn.

Alberto cứ lần lượt bày biện ra những nhộn nhạo mưu sinh cay đắng, tủi hờn, với giọng văn nhẹ tênh, có chút tưng tửng, giễu nhại. Tác giả kể chuyện bằng lối văn cực kỳ ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, với những ngôn ngữ bình dị, gần gũi thậm chí có phần suồng sã của dân lao động thông thường. Ông đã tái hiện lại thực thà cuộc sống muôn vàn khốn khó và đầy xáo trộn của thành phố Rome khi đứng giữa biến động lớn của lịch sử.

Dầu vậy, những câu chuyện ở thành Rome tuyệt đối không làm người ta có cái nhìn xấu xí về người Ý cũng như nước Ý. Ngược lại, người Ý trong truyện ngắn của Alberto hết sức sinh động, với đầy đủ những thói hư tật xấu, nhưng cũng luôn hiện diễn những tấm lòng nồng hậu, nhân ái.

Truyện ngắn Bảo vệ, kể về một người bảo vệ bình thường, với một cuộc sống vô cùng bình thường. Anh trông coi nhà kho cho công ty, và sống ngay trong một căn phòng nhỏ của nhà kho. Cuộc sống của anh hàng vạn ngày có lẽ vẫn sẽ kéo dài như thế nếu không có một ngày người bạn quen biết của anh đi tù, và nhờ anh trông coi hàng hóa, cũng như người phụ nữ mà anh ta yêu. Sự dịu dàng, tận tụy và xinh đẹp của cô gái đã khiến anh cảm động, anh hết lòng chăm sóc cô, cho đến khi cô sinh con. Anh lại một lòng bảo vệ cô, và dù đã đem lòng yêu cô, nhưng anh vẫn chỉ đứng trên vai trò là một người bạn để quan tâm và bảo vệ cô cho đến ngày người yêu cô ra tù.

Trong giây phút cuối cùng, khi anh mất việc, khi anh đạp xe về phía Rome, ánh hoàng hôn buông xuống, buồn thê thiết, nhưng tấm lòng anh, và câu chuyện về anh đều được người đọc lưu nhớ.

Hay trong truyện ngắn Thằng bé, người đọc Việt Nam hẳn sẽ thấy vô cùng gần gũi với cái cảnh đông con khốn khổ của cặp vợ chồng người Ý trong câu chuyện. Cho đến khi sinh đứa con thứ bảy, họ quyết định đem bé đi bỏ ở cổng nhà thờ, hoặc những nơi công cộng, mong cho đứa trẻ sẽ may mắn được một gia đình nào đó giàu có hơn nhặt về nuôi nấng. Sau khi đã đi tìm kiếm mòn mỏi cả một ngày, họ quyết định để lại đứa con và bỏ chạy. Nhưng ngay lập tức, người vợ khóc nức nở, và họ quyết định giữ lại đứa bé.

Cảnh sự buồn bã ấy, người đọc có thể dễ dàng bắt gặp trong những tác phẩm văn chương trên khắp thế giới, nhưng điều cốt yếu ở đây khiến ta cảm động, thương xót không phải là số phận khắc nghiệt các nhân vật gặp phải, mà chính là tấm lòng, chỉ có tấm lòng đẹp đẽ là thứ ánh sáng lấp lánh khiến những tác phẩm văn học có sức sống lâu bền, khiến độc giả rung động.

Cái nghèo đói là cái hiện diện mạnh mẽ trong Những câu chuyện thành Rome, nhưng cái nghèo đói cũng chỉ là một hoàn cảnh, mà hoàn cảnh ấy không có đủ sức mạnh để giết chết những điều đẹp đẽ của con người, bởi con người dù bình dân, bé nhỏ, vẫn tồn tại sâu thẳm trong họ những tấm lòng thơm thảo, giúp họ sống tới trong những ngày sau chiến tranh đầy khổ cực.

Hai mươi truyện ngắn của Alberto đều có kết cấu rõ ràng, kể chuyện vô cùng sắc sảo, ngôn ngữ hoàn toàn không khoa trương cầu kỳ. Đây cũng là những tác phẩm mang đậm tính chất điện ảnh của trường phải Tân hiện thực Ý, nổi tiếng từ những năm sau chiến tranh. Hai mươi câu chuyện có thể tạo thành hai mươi bộ phim ngắn, rộn ràng, hóm hỉnh khiến khán giả vừa cười, vừa khóc. Người đọc tiếp cận với Những câu chuyện thành Rome chắc chắn sẽ vô cùng thích thú, được chiêm ngưỡng một Rome đầy màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Đó chính là cái tài của Alberto, một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc nhất của nền văn chương Ý.

Sách nói

[Audio book] Những Câu chuyện thành Rome

Sách nói “Những Câu chuyện thành Rome” của tác giả Alberto Moravia:

Về tác giả

Về tác giả Alberto Moravia

Alberto Moravia

Alberto Pincherle (28 tháng 11 năm 1907 – 26 tháng 9 năm 1990), được biết đến với bút danh Alberto Moravia, là một tiểu thuyết gia và nhà báo người Ý. Tiểu thuyết của ông khám phá các vấn đề về tình dục hiện đại, sự xa lánh xã hội và chủ nghĩa hiện sinh. Moravia được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết đầu tay Gli thờ ơ (Thời gian thờ ơ 1929) và cuốn tiểu thuyết chống phát xít Il Conformist (Người theo chủ nghĩa tuân thủ 1947), nền tảng cho bộ phim Người theo chủ nghĩa tuân thủ (1970) do Bernardo Bertolucci đạo diễn. Các tiểu thuyết khác của ông được chuyển thể cho điện ảnh là Agostino, được Mauro Bolognini quay cùng tựa đề vào năm 1962; Il disprezzo (A Ghost at Noon or Contempt), do Jean-Luc Godard quay trong vai Le Mépris (Khinh thường 1963); La noia (Chán nản), được Damiano Damiani quay với tựa đề đó vào năm 1963 và phát hành ở Mỹ với tên gọi The Empty Canvas vào năm 1964 và La ciociara, do Vittorio De Sica quay trong vai Two Women (1960). L’Ennui (1998) của Cédric Kahn là một phiên bản khác của La noia.

Moravia từng nhận xét rằng sự thật quan trọng nhất trong cuộc đời ông là căn bệnh của ông, căn bệnh nhiễm trùng lao xương khiến ông phải nằm trên giường suốt 5 năm và Chủ nghĩa Phát xít vì cả hai đều khiến ông đau khổ và làm những việc mà lẽ ra ông sẽ không làm. “Chính những gì chúng ta buộc phải làm mới hình thành nên tính cách của chúng ta, chứ không phải những gì chúng ta làm theo ý chí tự do của mình.” Moravia là một người vô thần. Bài viết của ông nổi bật bởi phong cách thực tế, lạnh lùng, chính xác, thường miêu tả tình trạng bất ổn của giai cấp tư sản. Nó bắt nguồn từ truyền thống kể chuyện của thế kỷ 19, được củng cố bởi nhận thức văn hóa và xã hội cao. Moravia tin rằng các nhà văn, nếu họ muốn thể hiện hiện thực, ‘một hiện thực tuyệt đối và trọn vẹn hơn chính hiện thực’, “đảm nhận một quan điểm đạo đức, một thái độ chính trị, xã hội và triết học được hình thành rõ ràng” nhưng cuối cùng, “Một nhà văn vẫn tồn tại bất chấp niềm tin của mình”. Từ năm 1959 đến năm 1962, Moravia là chủ tịch của PEN International, hiệp hội các nhà văn trên toàn thế giới.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Racconti Romani

Tên tiếng Anh

Roman Tales

Dịch giả

Thanh Gương

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF