Availability: In Stock

Mặt Trận Trên Cao – Vào Lửa – Xung Kích

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Tác phẩm “Mặt Trận Trên Cao – Vào Lửa – Xung Kích” của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Mặt Trận Trên Cao – Vào Lửa – Xung Kích

Trích đoạn

I

Còn đêm, những chuyến ô-tô chật ních đã nối đuôi nhau tấp nập chở ra sân bay từng đoàn các thợ máy, kỹ sư, các cán bộ và chiến sĩ quân giới, quân nhu, thông tin, khí tượng, tham mưu… Trên các đường băng thênh thang thẳng tắp, qua lại bóng những chiếc xe vận tải quân sự, mỗi chiếc xe lại dắt theo một chiếc máy bay phản lực như con chim rất to, đuôi vểnh cao, ngoan ngoãn im lặng lăn từ từ đến chỗ xếp hàng, mỗi khi qua gần một ngọn đèn điện thì lại loáng lên những vệt sáng. Từng tổ thợ máy đã xúm xít chung quanh những con nhạn chiến, những chiếc xe phát điện kéo vòi lòng thòng lần lượt đến trước từng chiếc máy bay. Rồi trong bóng tối người ta nghe một tiếng động cơ nấc nhẹ và chỉ một giây đã gầm lên như sét nổ rung chuyển đêm tối, trong lúc một luồng lửa phụt đỏ rực làm cho tất cả chung quanh sáng lung linh lên. Đầu đường băng lòe ra luồng lửa của một chiếc máy bay khác, rồi một chiếc nữa, lại chiếc nữa, lại chiếc khác, rồi một chiếc khác nữa, lại chiếc nữa, lại chiếc khác, trong chốc lát cả cái sân bay đã gầm thét náo động một góc trời.

Bấy giờ là lúc chuyến xe “ca” bắt đầu đón những người lái có nhiệm vụ cất cánh buổi sớm.

Cũng như nhiều ngày khác, hôm ấy, từ trước sáng Lương đã cùng các bạn anh ngồi chờ ở “bến xe ca”. Trời bữa nay nhiều gió, vài giọt mưa lất phất bay qua cái vòng sáng quanh cột đèn. “Bến xe ca” thật ra chỉ là một ngả ba đường, nơi đây anh em đã kiếm ít hòm gỗ đóng hai ba chiếc ghế dài để ngồi đợi xe. Cả khu doanh trại chung quanh còn tối om im lìm. Phía xa chỉ có một căn nhà đã bật đèn, qua cánh cửa mở người ta thấy bên trong nhà đỏ rừng rực, trong cái ánh đỏ ấy như bơi ra bơi vào những bóng người lúi húi bận rộn: đấy là nhà bếp lúc này đang hoạt động im lặng nhưng ráo riết. Dưới chân cái cột đèn, mấy anh em trong biên đội của Lương vừa ngồi đợi xe, vừa nói chuyện với nhau.

– Ô mưa thật các cậu ạ!

Biên đội trưởng Bản, người tròn như hạt mít, đi đi lại lại, đưa bàn tay ra hứng những giọt nước mưa và nhìn lên bầu trời đã hơi lờ mờ sáng dần trên đầu họ.

– Không lo đâu, anh Bản!

Sáu ngồi xổm trên vệ cỏ, gù gù cái lưng, ngửa mặt lên trông trời và nói tiếp:

– Mưa bóng mây qua quít vài giọt thôi.

Những giọt mưa lúc này bỗng lộp độp rơi nặng hơn. Chiếc xe ca của họ đã đến. Đó là một chiếc ô-tô vận tải, khoang sau bỏ ngỏ. Cậu lái xe thò đầu ra ngoài ca-bin:

– Các đồng chí đại đội bốn lên đi.

Trong mấy phút chỉ nghe tiếng giầy lạo xạo trên sỏi rồi lộp cộp va vào thành xe. Cùng lúc ấy lạch phạch chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ đèo theo anh chính trị viên đại đội ngồi vắt vẻo đằng sau. Trên chuyến xe ca sắp chuyển bánh rộn lên những tiếng reo vui vẻ:

– Anh Khải hôm nay đi trước chúng tôi à?

– Anh Phúc ơi, cẩn thận, chớ có đánh ngã chính trị viên của chúng tôi đấy.

– Không lo, cơ quan tham mưu lái thì nhất định đảm bảo chứ! Các đồng chí đi sau nhé!

Tiếng cười của Khải vọng lại, cái bình bịch con đã vọt lên trước.

Lương leo lên xe đến ngồi cạnh Toản, đồng chí trẻ nhất đại đội và là người lái cùng biên đội với anh. Chiếc ô-tô bắt đầu lắc mạnh, chạy đi trên con đường đá ven đồi. Toản móc túi áo lấy bao Điện Biên, họ chụm đầu vào nhau, bật lửa châm thuốc lá.

Sách nói

[Audio book] Mặt Trận Trên Cao

Sách nói “Mặt Trận Trên Cao” của tác giả Nguyễn Đình Thi:

 

[Audio book] Vào Lửa

Sách nói “Vào Lửa” của tác giả Nguyễn Đình Thi:

 

[Audio book] Xung Kích

Sách nói “Xung Kích” của tác giả Nguyễn Đình Thi:

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luang Prabang (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội. Năm 2012 đến nay, một con đường ở phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng được mang tên ông.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3