Availability: In Stock

Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng

Tác phẩm “Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng

“… Đấy là một thiếu niên thì đúng hơn, vì Hoài Văn chưa tròn mười sáu tuổi. Bộ áo vóc lùng thùng, chưa bó sát vào tấm thân mảnh khảnh. Tay áo chét theo kiểu nhà võ còn quá rộng so với cổ tay. Hầu vấn khăn nhiễu như người lớn. Nhưng búi tóc còn quá nhỏ, tinh ý mới nhìn thấy được…”

Đó là hình ảnh Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản qua tưởng tượng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Tác phẩm kể về tuổi trẻ chí cao của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch báo hoàng ân”, đã cùng quân tướng nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên.

Tác phẩm nổi tiếng này cũng là nguồn cảm hứng để họa sĩ Tạ Huy Long thể hiện nhân vật và sự kiện lịch sử cách đây đã hơn bảy thế kỷ bằng những hình ảnh đậm chất sử thi…

Sách nói

[Audio book] Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng

Sách nói “Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng:

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc thôn Dục Tú 1,xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng bị bệnh hiểm nghèo và mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, thọ 48 tuổi. Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF