Availability: In Stock

Gió Ngàn Phương

Tác giả: Bà Tùng Long

Tác phẩm “Gió Ngàn Phương” của tác giả Bà Tùng Long.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Gió Ngàn Phương

Những ai là độc giả của Bà Tùng Long và nghe những câu chuyện về bà đều biết được sức viết khủng khiếp của nhà văn này. Viết văn và trả lời độc giả mục Gỡ gối tơ lòng, Tâm tình cởi mở là một công việc cố định phải làm mỗi ngày chứ không phải đơn thuần là chuyện của cảm hứng.

Nhà văn Nguyễn Đông Thức (con trai Bà Tùng Long) thường nói về sức làm việc đáng nể của mẹ mình trong các cuộc giao lưu và trong hồi ký Đi qua nước mắt nụ cười của ông. Trong con mắt nhà văn Nguyễn Đông Thức: “Má tôi là người phụ nữ lúc nào cũng lo cho chồng con. Sáng ngủ dậy, việc đầu tiên trong ngày là ghi thực đơn để đưa người giúp việc đi chợ nấu ăn, sau đó là thời gian uống trà với ba tôi. Sau 2 cữ trà sáng và trưa, bà bắt đầu viết. Bà thường viết vào chiều và tối, nhiều nhất là buổi tối.

Hồi đó nhà chật nên tôi trải chiếu ngủ dưới chân bà, thường nghe tiếng bà viết trên giấy, âm thanh đó rất đặc biệt, tiếng viết chạy rào rào trên giấy và có những lúc bà dừng lại để suy nghĩ. Đó là sự lao động thầm lặng, bền bĩ suốt mấy chục năm trời”.

Bản thân nhà văn cũng học mẹ mình mỗi ngày tự đặt ra chỉ tiêu viết ít nhất 3 trang nhưng bao nhiêu đó “không thấm gì” so với mẹ ông bởi vì có lúc bà viết mỗi ngày 5 feuilleton (mỗi kỳ 3 trang) cho 5 tờ báo khác nhau. Mỗi truyện viết cho mỗi báo đều được lên kế hoạch từng kỳ rất rõ ràng.

Chính thói quen và kỹ năng lên kế hoạch đã giúp Bà Tùng Long đủ sức bền để “chạy đường dài” trên sự nghiệp viết văn. Nhà văn Bích Ngân thán phục: “Bà Tùng Long chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho công việc viết văn của mình bất kể là viết truyện dài kỳ, truyện ngắn hay dịch tác phẩm, chuẩn bị cả về sự hiểu biết, tài năng và nhân cách. Là thế hệ đi sau, tôi viết văn chương theo cảm tính là nhiều, chưa có sự chuẩn bị như bà”.

Về số lượng tác phẩm của Bà Tùng Long, ông Nguyễn Minh Nhựt – giám đốc NXB Trẻ, trong buổi ra mắt sách đã nói: “Đây là sự sáng tạo khủng khiếp của Bà Tùng Long để lại cho đời 68 tiểu thuyết và hơn 400 truyện ngắn. Tôi nghĩ đây là điều mà không phải nhà văn nào cũng làm được”.

“Tôi viết để nuôi con”

Sáng tác của Bà Tùng Long là những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống hằng ngày về quan hệ gia đình, thân phận người phụ nữ, trách nhiệm của đàn ông và đàn bà trong đời sống… được chuyển tải bằng văn phong giản dị, dễ hiểu.

Thông điệp chung trong hầu hết tác phẩm của bà là con người phải cố gắng sống tốt, đàn ông nên đối xử tốt với phụ nữ. Chính vì vậy, tiểu thuyết của Bà Tùng Long đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, đặc biệt là độc giả nữ và người bình dân.

Một chi tiết vui được nhà văn Nguyễn Đông Thức kể lại, khi ông về các vùng quê miền Tây được giới thiệu nhà văn Nguyễn Đông Thức người ta chẳng cần biết ông là ai nhưng khi được giới thiệu là “con trai Bà Tùng Long” thì ngay lập tức họ… đổi thái độ. Điều đó cho thấy, ấn tượng của độc giả một thời về các trang văn của Bà Tùng Long không phải nhỏ.

Sách nói

[Audio book] Gió Ngàn Phương

Sách nói “Gió Ngàn Phương” của tác giả Bà Tùng Long:

Về tác giả

Về tác giả Bà Tùng Long

Bà Tùng Long

Lê Thị Bạch Vân (1915-2006), thường được biết đến với bút danh Bà Tùng Long, là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với các tiểu thuyết tâm lý xã hội ở miền Nam trước 1975. Bà cũng là người khởi xướng mục “Gỡ rối tơ lòng” trên báo Sài Gòn Mới năm 1953. Bà Tùng Long là vợ của nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu và là mẹ của nhà thơ Nguyễn Đức Trạch (nhà thơ Trạch Gầm), nhà văn và cũng là cựu luật sư Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức.

Bà Tùng Long sinh ngày 1 tháng 8 năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà theo bậc tiểu học ở Đà Nẵng, tiếp đó học bậc trung học ở trường Đồng Khánh, Huế, và trường Gia Long, Sài Gòn. Năm 1935 bà thành hôn cùng nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy.

Năm 1952, Bà Tùng Long dạy Pháp văn và Việt văn tại các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đạt Đức… Nhưng vì lương không đủ sống, bà bắt đầu viết truyện đăng từng kỳ cho một số nhật báo. Từ 1953, Bà Tùng Long khởi xướng mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới và giữ vị trí này trong nhiều năm, góp phần thu hút độc giả cho tờ báo. Ngoài ra bà còn cộng tác cùng các báo khác như Tiếng Vang, Miền Nam, Phụ Nữ Diễn đàn, Phụ Nữ Ngày Mai, Nhân Loại…

Với các tác phẩm đặc biệt thành công về mặt thương mại, Bà Tùng Long là một tác giả quen thuộc của miền Nam trước 1975. Vào thập niên 1960, vừa dạy học vừa viết báo, viết văn, thu nhập của Bà Tùng Long mỗi tháng tới gần 10 lượng vàng. Vào đầu thập niên 1960, bà giữ chức Tổng thư ký Hội Phụ Nữ Việt Nam Cộng hòa, đắc cử Dân biểu tỉnh Quảng Ngãi.

Về bút danh Bà Tùng Long, bà giải thích: “Các vị nho học của chúng ta có câu “Vân Tùng Long, Phong Tùng Hổ” nghĩa là mây theo rồng, gió theo cọp… Tôi tên Vân cho nên lấy bút danh Tùng Long. Và khi ký bút danh này, tôi thấy không trùng với ai, cho nên tôi dùng luôn đến nay. Vì ký bút danh Tùng Long, tôi sợ độc giả hiểu lầm tôi là đàn ông, cho nên tôi thêm chữ Bà vào để phân biệt.”

Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Bà Tùng Long mất tại nhà riêng, Thành phố Hồ Chí Minh hưởng thọ 90 tuổi.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF