Availability: In Stock

Cá Bống Mú

Tác giả: Đoàn Giỏi

Tác phẩm “Cá Bống Mú” của tác giả Đoàn Giỏi.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Cá Bống Mú

Tháng 10 năm 1952, tại phân liên khu miền Tây, truyện ngắn Cá bống mú ra đời dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm cho thấy cuộc sống của người dân Nam Bộ khi phải chịu khổ cực, bị đàn áp, bóc lột dã man dưới tay bọn thực dân và cường hào, địa chủ. Ông đã khắc họa thành công nhân vật Đấu, một thanh niên có tuổi thơ đầy đau khổ khi phải ly tán tha hương chỉ vì bọn thống trị tàn ác. Tay hương cả Hùng cướp ruộng đất khiến bố anh phải chết trong miệng cá vì mưu sinh, hắn còn dùng thuốc độc giết mẹ anh một cách tàn nhẫn và làm anh phải rời xa người con gái mình yêu. Cá bống mú là một bức tranh sinh động khắc họa rõ nét cuộc sống của người dân xóm Kèo Nèo khi ấy với tình làng nghĩa xóm sâu đậm của cụ Tám Hiền, Tư U, Kim Diêu,…ai ai cũng biết mình khổ nhưng không thể nào cứu mình ra khỏi nỗi cay đắng ấy. Với Đấu, giác ngộ cách mạng được trở thành Đảng viên và được đứng trong hàng ngũ vinh dự ấy như ánh sáng soi đường để anh và người dân có một cuộc sống ấm no, yên bình mà không phải chịu cảnh đói nghèo, bom rơi, đạn lạc… Chính tinh thần kiên cường, bất khuất, một lòng yêu nước của người chiến sĩ Cộng sản đã đưa cuộc chiến đấu đi đến thắng lợi. Không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mang ý nghĩa sâu sắc,Cá bống mú còn như một nhân chứng lịch sử phản ánh sự tàn ác của chế độ phong kiến xưa và tôn lên vẻ đẹp sáng ngời của người nông dân như những bông hoa sen trong đầm – “gần bùn mà chẳng hôi tanh”.

Nhà văn Đoàn Giỏi xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước nồng nàn. Hầu hết những tác phẩm của ông đều viết về con người và mảnh đất Nam Bộ. Cá bống mú là một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn.

Sách nói

[Audio book] Cá Bống Mú

Sách nói “Cá Bống Mú” của tác giả Đoàn Giỏi:

Về tác giả

Về tác giả Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 – 2 tháng 4 năm 1989) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với các sáng tác về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ; trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm Đất rừng phương Nam được trích đoạn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 2001.

Đoàn Giỏi còn có tên Đoàn Văn Hòa, quê quán tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền.

Cha ông là Đoàn Vàng, còn gọi là Cò Vàng, có ba người vợ và 18 người con, trong đó mẹ Đoàn Giỏi là vợ cả. Ông là con thứ tư, nên được gọi là Anh Năm.

Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh trong đó có tòa nhà trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ngày nay.

Ông tham gia cách mạng năm 1945, đến năm 1947 làm Trưởng công an phụ trách 10 xã của huyện Châu Thành rồi Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá năm 1949. Giai đoạn 1949 – 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam.

Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 thì chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông cũng tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III và là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác là Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Sau khi người vợ đầu qua đời năm 1969, ông kết hôn với người vợ sau tên là Lục. Tại Hà Nội, ông ở khu nhà tập thể ở số 2 phố Cổ Tân, gần Nhà hát lớn Hà Nội (ở nhờ của NXB Tác Phẩm Mới). Con trai duy nhất của ông với vợ đầu là Đoàn Quang Viễn (đã mất) cũng có một con trai (Đoàn Quang Minh). Người vợ thứ hai có con gái riêng, tên Thái Hà, gọi ông là dượng. Con trai của ông mắc bệnh và qua đời sớm lúc hơn 40 tuổi.

Sau năm 1975, ông có lúc trở về miền Nam, công tác tại Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục sáng tác về Nam Bộ.

Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư gan.

Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3