Availability: In Stock

Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Trọn bộ 3 tập)

Tác giả: La Quán Trung

Tiểu thuyết dã sử nổi tiếng “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Trọn bộ 3 tập)” của tác giả La Quán Trung, nằm trong bộ sách “Tứ Đại Danh Tác“.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa

Danh tác “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của học sĩ La Quán Trung xưa nay được xếp đứng đầu trong Tứ Đại Kỳ Thư văn học kinh điển Trung Quốc cùng Thuỷ Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng.

Với độc giả Việt Nam, đây chính là bộ sách gối đầu giường không chỉ bởi nó có giá trị phản ánh thế cục lịch sử loạn lạc của thời Tam Quốc phân tranh, kéo dài khoảng hơn 100 năm, mà còn ẩn chứa rất nhiều những bài học quý giá cho nhân quần như quyền mưu chiến lược, đối nhân xử thế, tình nghĩa huynh đệ, bổn phận vua tôi, tránh nhiệm và danh dự của con người trong xã hội…

Cũng bởi thế mà “Tam Quốc Diễn Nghĩa” rất được độc giả Việt Nam yêu thích và trân trọng, lưu truyền qua hàng nghìn thế hệ độc giả mà không bao giờ đánh mất sự hấp dẫn và giá trị của tác phẩm. Khó có thể thống kê có bao nhiêu bản “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã từng được xuất bản ở Việt Nam từ xưa tới nay.

Nhờ sự xuất sắc về cả nội dung của tác phẩm lẫn thủ pháp sáng tác, tâm trí của độc giả được khắc sâu những hình tượng điển hình như Tào Tháo gian hùng, Gia Cát Lượng túc trí đa mưu, dốc tâm dốc lực phục hưng Hán triều, Trương Phi nóng tính như lửa, Quan Công nghĩa khí ngất trời, tình nghĩa Đào Viên sáng chói thiên thu… cùng hàng trăm nhân vật, mối quan hệ chằng chịt khác. Tất cả đều hiện lên sinh động, 7 thực 3 hư, lôi cuốn độc giả vào truyện để sống với khóc cười, vui mừng, khoái trá hay căm giận đến ứa máu bầm gan.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” được học sĩ La Quán Trung viết từ thế kỷ XIV, tính tới nay đã có hơn 700 năm tuổi đời. Trải qua quãng thời gian dài đằng đẵng đó, nội dung “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã bị thay đổi, bị biến tấu rất nhiều sau những đợt chỉnh lý, hiệu đính của các học giả đương thời.

Có lẽ không nhiều độc giả biết rằng, bản in “Tam Quốc Diễn Nghĩa” phổ biến nhất tại Việt Nam lâu nay là bản được dịch giả Phan Kế Bích chuyển ngữ từ bản hiệu đính – chỉnh lý của Mao Tôn Cương – một học giả đời Thanh. Và trong lúc thêm lục bớt hồng, Mao Tôn Cương đã thay đổi rất nhiều nội dung từ nguyên tác của La Quán Trung. Những thay đổi lớn cơ bản như sau:

– Tước bỏ rất nhiều các chương tấu, các bài bình luận, do vậy mà xa rời khá nhiều so với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

– Cắt bỏ những chỗ được cho là dài dòng, những ý mà ông cho là trùng điệp.

– Cắt bỏ những phần mà họ Mao cho là sai lầm và chỉnh sửa, bổ sung những chuyện mà ông cho là tục bản chép sót (thực ra cổ bản Gia Tĩnh vốn không có, Mao tự ý thêm vào).

– Thêm vào một số bài cổ văn thời Tam quốc như Biểu tiến cử Nễ Hành, Hịch đánh Tào Tháo.

– Tiến hành ráp hai hồi thành một hồi, xóa bỏ tiêu đề gốc, thay bằng tiêu đề hai câu đối ngẫu.

– Bỏ hết lời bình của Lý Trác Ngô (một người hiệu đính trước đó của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, thay bằng lời bình của cha con Mao Tôn Cương).

– Sửa lại những chỗ bị bình điểm bôi xóa của Lý Trác Ngô.

– Bỏ những bài thơ vịnh cũ, thay bằng thơ của danh gia Đường, Tống.

– Bỏ những bài thơ thất ngôn do các nhân vật trong tiểu thuyết sáng tác.

– Cắt bỏ những chuyện mà ông cho rằng tục bản có nhưng cổ bản không có (nhưng thực sự thì cổ bản có những chuyện đó).

Như vậy, với cách chỉnh sửa, hiệu đính của mình, Mao Tôn Cương đã xa rời khá nhiều với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

Đến nay, Nhà sách Tri Thức Trẻ Books xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả tác phẩm “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa” bản sách được in năm Gia Tĩnh thứ hai (1522), và hiện được coi là bản in CỔ NHẤT, GẦN SÁT NHẤT với nguyên tác của La Quán Trung hiện còn được lưu giữ.

Bởi là bản in cổ nhất, nên sách có nhiều khác biệt lớn so với bản phổ thông hiện hành của Mao Tôn Cương. Sách được xây dựng dưới dạng tiểu thuyết chương hồi về thời kỳ Tam quốc, biên soạn dựa trên bộ cổ sử “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ, đồng thời được chia thành 24 quyển, gồm 240 hồi (trong khi đó, bản của Mao Tôn Cương chỉ có 120 hồi).

Bộ sách Tứ Đại Danh Tác

Tứ đại danh tác (tiếng Trung: 四大名著) chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện:

– Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, câu chuyện về sự phân tranh cuối thời Đông Hán của 3 thế lực: Ngụy, Thục, Ngô.

– Thủy Hử của Thi Nại Am, câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa nông dân Lương Sơn Bạc cuối thời Bắc Tống do Tống Công Minh chỉ huy.

– Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, câu chuyện thần thoại kể về quá trình đi sang Tây Trúc lấy kinh của 4 thầy trò Đường Tăng.

– Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tác phẩm kể về cuộc sống của một đại gia đình quý tộc đời nhà Minh từ lúc cực thịnh đến lúc suy vi.

Về tác giả

Tác giả La Quán Trung

La Quán Trung có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v…). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1330 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế và Minh Thái Tổ. Có thuyết còn nói rõ ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.

Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc cuối đời Bắc Tống do Tống Công Minh lãnh đạo, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Ông là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời Minh-Thanh.

La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là một trong những người “có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương”. Tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được.

La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ lên ngôi, thống nhất Trung Hoa, ông lui về quy ẩn, sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết dã sử.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Trần Hoàng Vũ

Nhà xuất bản

NXB Thanh Niên

Năm xuất bản

2020

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF