Availability: In Stock

Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Tác giả: Philip K. Dick

Tác phẩm “Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?” của tác giả Philip K. Dick.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Cốt truyện diễn ra trong vòng 24 giờ, từ khi Rick phát hiện bọn người máy, tiêu diệt chúng cho đến lúc gã lạc lõng trong chính thế giới quan của mình.

Ngôn ngữ của hội họa với màu vẽ vốn là ngôn ngữ im lặng, nhưng lại có những tác phẩm ngồn ngộn âm thanh, bức tranh The Scream (tạm dịch: Tiếng thét) của Edvard Munch là một ví dụ.

Ngôn ngữ của văn chương nằm ở câu chuyện bên trong tác phẩm, nhưng có những sáng tác mà chỉ nhan đề của chúng đã đẩy người xem đến cuộc phiêu lưu suy tưởng, Người máy có mơ về cừu điện không? – tiểu thuyết của Philip K. Dick nắm giữ sự khiêu khích như vậy.

Tác phẩm của Philip K. Dick đặt bối cảnh trong một tương lai gần: sau khi cuộc thế chiến bom hạt nhân kết thúc, con người phải di cư lên sao Hỏa để tránh những cơn mưa axit, trong khi một số ít ở lại Trái đất, còn động vật gần như bị tuyệt chủng.

Rick Deckard – gã thợ săn tiền thưởng đang muốn có đủ tiền để mua một con cừu thật thay cho cừu điện ở nhà – đã vướng vào vụ truy quét những con robot trốn từ sao Hỏa đến Trái đất. Cốt truyện diễn ra trong vòng 24 giờ, từ khi Rick phát hiện bọn người máy, tiêu diệt chúng cho đến lúc gã lạc lõng trong chính thế giới quan của mình.

Tạo ra mớ bòng bong về nhân tính, Philip K. Dick để Rick Deckard chao đảo liên tục trước câu hỏi liệu người máy có được quyền sống hay không, một con cừu thật sẽ cứu vớt cuộc đời gã ra sao và liệu con người có thấu cảm được lũ robot dây nhợ chằng chịt?

Nhịp điệu trong cuốn sách là sự đan xen kỳ lạ giữa tiết tấu chậm rãi khi nói về thú vui của con người, hay trong cách miêu tả thế giới ảm đạm, nhưng lại chuyển nhịp gấp gáp với cái chết của sáu người máy đào thoát. Điều đó tạo nên không khí kỳ ảo, siêu nhiên trong tác phẩm, nửa kéo người xem vào thế giới hư cấu, nửa khác lại quăng độc giả rất nhanh vào những chất vấn về mối quan hệ người – máy.

Thế nhưng tại sao cuốn sách này lại liên quan mật thiết đến bức tranh của Edvard Munch? Tác giả đã có một trong những trang viết hay nhất về bức Tiếng thét: “…sinh vật ấy gào thét trong cô độc. Bị cách ly bởi tiếng la hét của nó”.
Những bình phẩm về bức tranh của Edvard Munch cũng chính là lời ta thán của chính Philip K. Dick dành cho sự đơn độc của người máy. Trong thế giới văn chương của ông, dẫu sao con người vẫn có sự lựa chọn, có con cừu điện hoặc mua một con vật thật, tiêu diệt người máy hoặc thấu cảm với chúng. Còn người máy, chúng nằm hoàn toàn ở phía của sự bế tắc.

Bức tranh của Edvard Munch và tiểu thuyết của Philip K. Dick đã tạo nên một giao điểm trong nghệ thuật, nơi sự cô độc được đẩy lên mức cao nhất bằng cả tranh vẽ lẫn câu chữ. Đó cũng chính là câu trả lời đanh thép (dù gián tiếp) của Philip K. Dick khi hỏi người máy có mơ về cừu điện không? Không. Họ mơ về những con cừu thật.

Người máy có mơ về cừu điện không? (Triều Dương dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền văn học viễn tưởng.

Tiểu thuyết đã gợi cảm hứng cho bộ phim Blade Runner (1982) của đạo diễn Ridley Scott ra đời. Bản thân bộ phim cũng đã thay đổi hoàn toàn nền điện ảnh giả tưởng. Bất kỳ một phiên bản nào của Blade Runner hay chính cuốn sách cũng đều tạo nên một sức hút đặc biệt cho công chúng và tạo ra những tranh luận gay gắt về đạo đức trí tuệ nhân tạo.

Về tác giả

Về tác giả Philip K. Dick

Philip K. Dick

Philip Kindred Dick (16 tháng 12 năm 1928 – 2 tháng 3 năm 1982) là một nhà văn người Mỹ nổi tiếng với các tác phẩm xuất sắc của ông trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Tác phẩm của ông đã khám phá các chủ đề triết học, xã hội và chính trị, với những câu chuyện tập trung vào các tập đoàn độc quyền, vũ trụ thay thế, chính phủ độc tài và các trạng thái ý thức bị thay đổi. Các tác phẩm của ông cũng phản ánh sự quan tâm của ông với thế giới siêu hình và thần học, và thường rút ra từ trải nghiệm cuộc sống của chính ông trong việc giải quyết bản chất của thực tế, cá nhân, các vấn đề của lạm dụng chất kích thích, tâm thần phân liệt, và các kinh nghiệm về tâm linh.

Sinh ra ở Illinois, cuối cùng ông chuyển đến California và bắt đầu xuất bản những câu chuyện khoa học viễn tưởng vào những năm 1950. Truyện của ông ban đầu không có thành công lớn về thương mại. Tiểu thuyết viết lại lịch sử năm 1962 của ông, The Man in the High Castle giúp ông nổi tiếng, giành giải Hugo cho tiểu thuyết hay nhất. Ông tiếp tục viết các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng như Người máy có mơ về cừu điện không? (1968) và Ubik (1969). Tiểu thuyết Flow My Tears, the Policeman Said năm 1974 của ông giành giải Tưởng niệm John W. Campbell cho tiểu thuyết hay nhất. Sau một loạt các kinh nghiệm tôn giáo vào tháng 2 năm 1974, các tác phẩm của Dick chuyển sang gắn kết rõ ràng hơn với các vấn đề về thần học, triết học và bản chất của thực tế, như trong các tiểu thuyết A Scanner Darkly (1977) và VALIS (1981). Một bộ sưu tập văn học phi hư cấu của ông về những chủ đề này đã được xuất bản sau khi ông qua đời với tên là The Exegesis of Philip K. Dick (2011). Ông qua đời vào năm 1982, ở tuổi 53, do các biến chứng sau đột quỵ.

Các tác phẩm của Dick bao gồm 44 tiểu thuyết được xuất bản và khoảng 121 truyện ngắn, hầu hết đều xuất hiện trong các tạp chí khoa học viễn tưởng trong suốt cuộc đời của ông. Một loạt các bộ phim nổi tiếng dựa trên các tác phẩm của Dick đã được sản xuất, bao gồm Blade Runner (1982), Total Recall (chuyển thể 2 lần: năm 1990 và năm 2012), Minority Report (2002), A Scanner Darkly (2006), và The Adjustment Bureau (2011). In 2005, tạp chí Time vinh danh Ubik là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh vĩ đại nhất được xuất bản từ năm 1923. Năm 2007, Dick trở thành nhà văn khoa học viễn tưởng đầu tiên được đưa vào loạt phim The Library of America.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Blade Runner: Do Androids Dream of Electric Sheep?

Dịch giả

Triều Dương

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Nhà phát hành

Nhã Nam

Năm xuất bản

2020

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF