Availability: In Stock

Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem

Tác giả: Shmuel Yosef Agnon

Tác phẩm kinh điển “Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem” của tác giả Shmuel Yosef Agnon, tác giả đoạt giải Nobel năm 1966.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem

Trăng trên thung lũng Jerusalem” (Ido và Eynam) cũng là một câu chuyện của một học giả; sự say mê tìm kiếm một thứ ngôn ngữ và những ca khúc mà thế nhân đã để lạc mất trong vô tận của sa mạc thời gian tưởng chừng như một việc phù phiếm, nhưng dưới ngòi bút của Agnon lại mang những ẩn dụ sâu sắc và tế nhị (luôn luôn dựa trên một sự hiểu biết căn bản về Do-thái giáo), gợi ra được cái khát vọng vô biên của những con người sống trong một thế giới Babel hiện đại, và có một sức chiêu dụ đến mê hoặc tột độ.

Gabriel Gamzou, nhân vật khó quên trong truyện này đã phản ảnh phần nào tác giả, một tâm hồn xao xuyến luôn khát vọng hợp nhất, sẵn sàng đương đầu với những tiếng nói của ngày Phán xét cuối cùng, như sách đã viết: “Ngay từ tiền sảnh, con hãy sửa soạn để đi vào phòng khách”. Với “Trăng trên thung lũng Jerusalem”, câu chuyện thường được coi như là truyện ngắn đẹp nhất của Agnon, người đọc có thể tìm thấy qui tụ lại nhiều khía cạnh của tài năng Agnon và những chủ đề chính của ông: sự thiếu quân bình của cái hiện tại còn hoài niệm một thời đại vàng son khi mà “người Do-thái còn biết cầu nguyện và ngợi ca Chúa trong một niềm tin ngây thơ và chân thành”; sự xao xuyến cô đơn và nỗi sợ hãi phải mất nơi cư ngụ thể chất là mái nhà, hoặc nơi cư ngụ tinh thần là nhà nguyện; sau rốt là giấc mơ như một dự cảm hay sức hấp dẫn huyền diệu, mê hoặc, giữa sự sống và sự chết…

Quả thật, như giáo sư Gershom Scholem của viện Đại học Hy-bá ở Jerusalem đã viết, “Agnon đã khởi sự văn nghiệp bằng cách viết những truyện ngắn, và chính trong lối sáng tác này ông đã đạt được một sự hoàn hảo khiến người đọc phải theo rõi đến đứt hơi thở”.

“Trăng trên thung lũng Jerusalem” cùng với một số truyện ngắn khác của Agnon đã trở thành những tác phẩm cổ điển châu báu của dân tộc Israel ngay trong thế kỷ 20. Bí quyết chính của sự hoàn hảo này là Agnon đã khéo léo phong phú hóa tác phẩm bằng vô vàn chi tiết lọc lựa hết sức nghệ thuật trong một hình thức văn chương vô cùng giới hạn.

Trong tác phẩm của Agnon, những đam mê của con người chiếm phần quan trọng chính, nhưng Agnon có một lối viết, một ngôn ngữ diễn đạt điềm tĩnh lạ thường, khác hẳn thứ ngôn ngữ đầy xúc cảm của những nhà văn Hy-bá trước ông. Agnon cũng thường lưu tâm tới những con người hèn mọn, bình thường, mà cuộc sống với muôn vẻ đều bày ra những cảnh tượng hết sức thực mà đồng thời lại đầy những mầu sắc huyền bí.

Về tác giả

Về tác giả Shmuel Yosef Agnon

Shmuel Yosef Agnon

Shmuel Yosef Agnon (tiếng Hebrew: שמואל יוסף עגנון, tên khai sinh là Shmuel Yosef Halevi Czaczkes; 17 tháng 6 năm 1888 – 17 tháng 2 năm 1970) là nhà văn Israel được trao giải Nobel Văn học năm 1966 cùng với Nelly Sachs.

Shmuel Agnon sinh ở Buczacz, Galicia, Đế quốcc Áo-Hung (nay là Ukraina). Bố là nhà buôn da thú, mẹ là một phụ nữ hiểu biết rộng. Từ nhỏ Agnon sống trong môi trường rất sùng đạo, được giáo dục theo truyền thống Do Thái, thường đọc kinh Talmud và các tác phẩm thời cổ đại cũng như văn học Do Thái đương thời. Những tác phẩm đầu tay của ông viết bằng tiếng Hebrew và đăng ở các tờ báo địa phương. Năm 1909 ông in truyện ngắn Agunot (Người bị ruồng bỏ), kể về tình yêu trong quá khứ của một người đàn bà. Tên “Agunot” từ đó được ông lấy làm bút danh của mình. Năm 1912 Agnon định cư ở Berlin, nghiên cứu văn học cổ điển, dạy tiếng Hebrew và văn học Do Thái, cùng tham gia thành lập tạp chí Jude và xuất bản một số tập truyện vừa và truyện ngắn. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, ông trốn lính, sau đó sang tị nạn ở châu Âu, năm 1924 trở về sống tại Jerusalem. Trong thời gian này ông viết nhiều tác phẩm, đặc biệt trở nên nổi tiếng với bộ tiểu thuyết Hakhnasat Kalah (Chiếc màn cưới, 1931, hai tập) kể về những cuộc phiêu lưu của một người đàn ông nghèo sang Đông Âu tìm chồng và của hồi môn cho ba cô con gái. Những tác phẩm của Agnon phản ánh cuộc sống lưu vong, sự hoang mang và nỗi đau tinh thần của người Do Thái theo bút pháp kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực xã hội bắt nguồn từ văn học Phương Tây với chủ nghĩa tượng trưng, trong đó lòng nhân hậu, tình yêu, nỗi đau được thể hiện như một thứ thuyết bí truyền mang tính chất tôn giáo và huyền ảo.

Cuối thập niên 1950, một nhà phê bình người Mỹ rất có thế lực E. Welson[cần dẫn nguồn] đã đề cử Agnon nhận giải Nobel, nhưng đến năm 1966 ông mới được trao giải vì “nghệ thuật kể chuyện độc đáo một cách sâu sắc, chứa đựng các mô típ dân gian Do Thái” mà nổi bật nhất là Hakhnasat Kalah và Oreach Natah Lalun (Người khách đêm). Ngoài giải thưởng Nobel Agnon còn được tặng nhiều giải thưởng khác của nhà nước Israel vào các năm 1935, 1950, 1951, 1958 và nhiều giải thưởng của các trường đại học Do Thái và Hoa Kỳ. Năm 1962 ông được bầu là Công dân danh dự của Jerusalem. Những năm cuối đời nhà văn trở thành thần tượng của người dân Israel (đến mức khi tiến hành các công trình xây dựng, thị trưởng thành phố đã ra lệnh gắn biển gần nhà ông với dòng chữ “Giữ im lặng, Agnon đang làm việc”). Đánh giá về những thành tựu của Agnon, nhà phê bình Robert Albert cho rằng: “Trong di sản văn học phong phú của mình, S. Agnon đã động chạm đến những khía cạnh phức tạp nhất của thế giới đương đại… Không đánh mất mối liên hệ với quá khứ, ông tin tưởng sâu sắc rằng mối liên hệ như thế là cần thiết và có thể có được”. Tuy nhiên Agnon cho rằng phần lớn người đọc sách của ông đã chết trong các trại tập trung phát xít, còn thế hệ trẻ lại khá thờ ơ với những giá trị được phản ánh trong đó. Agnon mất vì một cơn đau tim ở tuổi 82.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Ido ve Enam

Dịch giả

Nguyễn Thu Hồng

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF