Availability: In Stock

Danh pháp trong Chúa tể những chiếc Nhẫn

Tác giả: J.R.R. Tolkien

Tài liệu “Danh pháp trong Chúa tể những chiếc Nhẫn” của tác giả J.R.R. Tolkien.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu Danh pháp trong Chúa tể những chiếc Nhẫn

Tài liệu “Danh pháp trong Chúa tể những chiếc Nhẫn” (“Nomenclature of The Lord of the Rings”) do J. R. R. Tolkien biên soạn vào năm 1967 để gửi cho nhà xuất bản Đan Mạch lúc đó đang chuẩn bị bản dịch cuốn sách. Trước đó mới có các bản dịch tiếng Hà Lan (1956-7) và Thụy Điển (1959-61) ra mắt, và cách dịch tên riêng trong đó khiến ông rất không bằng lòng. Văn bản này được Allen & Unwin photo gửi cho người dịch những thứ tiếng từ đấy về sau.

Khi Tolkien qua đời, con trai ông là Christopher Tolkien biên tập lại cho gần gũi với người đọc, xuất bản dưới tên gọi “Chỉ dẫn tên riêng trong Chúa tể những chiếc Nhẫn” (“Guide to the Names in the Lord of the Rings”) trong cuốn A Tolkien Compass, Jared Lobdell cb, Illinois: Open Court 1975, tr. 153-201. Đến năm 2000, Wayne G. Hammond và Christina Scull soạn lại từ tài liệu đánh máy cùng các bản thảo viết tay của Tolkien, lấy lại cách trình bày ban đầu cùng tên gọi cũ, in trong The Lord of the Rings: A Reader’s Companion, Boston: Houghton Mifflin 2005, tr. 750-82.

Bản dịch này dựa theo văn bản của Hammond & Scull, có tham khảo bản của Christopher Tolkien. Những điểm không thống nhất về chính tả đã được điều chỉnh lại. Các chú dẫn gốc dựa theo Chỉ mục và số trang của Ấn bản lần thứ hai 1965, ở đây để lại theo quyển và chương. Cước chú, hoặc chú thích trong [ngoặc vuông] là của người dịch, trừ những chú thích đánh dấu HS là của Hammond và Scull.
Cuối mỗi mục từ có chú cách dịch trong bản tiếng Việt.

Bộ sách Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn

Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn, Giáo sư, Nhà ngôn ngữ học, Triết gia người Anh. Ông dạy Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như Thần thoại Anh và Thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, quyển sách trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ hai của mọi thời đại sau cuốn Chuyện hai thành phố.

The Lord of the Rings thực sự là tập hợp quy mô những hiểu biết về một thế giới tưởng tượng có tên là Middle Earth (hay vùng Trung Địa) với nhiều giống loài khác nhau như The Man (người thường), Hobbit (bán nhân), Dwarf (người lùn râu dài), Elf (tiên tộc), Ent (mộc tinh), Goblin (yêu tinh), Orc (người orc), Uruk-hai (giống orc mới), Warg (ma sói), Great Eagle (Đại bàng lớn)…

Về tác giả

Về tác giả J.R.R. Tolkien

J.R.R. Tolkien

John Ronald Reuel Tolkien (3 tháng 1 năm 1892 – 2 tháng 9 năm 1973) là một nhà văn, tiểu thuyết gia, và giáo sư người Anh, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng Hobbit (The Hobbit) và Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings). Ông giảng dạy về ngôn ngữ Anglo-Saxon hay tiếng Anh cổ tại Đại học Oxford (giữ cương vị Giáo sư Rawlinson & Bosworth đầu ngành Anglo-Saxon của Oxford) từ năm 1925 đến 1945, và sau đó ông giữ ghế Giáo sư Merton đầu ngành ngôn ngữ và văn học Anh cũng tại Oxford từ 1945 đến 1959. Ông cải sang Công giáo và là một tín hữu sùng đạo. Tolkien là bạn thân của C. S. Lewis; cả hai cùng là thành viên của nhóm văn sĩ nổi tiếng Inklings. Ông được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước CBE (Commander of the Order of the British Empire) năm 1972.

Ngoài những tác phẩm nổi tiếng Anh chàng Hobbit và Chúa tể những chiếc nhẫn được xuất bản khi ông còn sống, con trai ông, Christopher Tolkien đã xuất bản những tác phẩm khác, dựa gần như hoàn toàn trên những ghi chép của cha mình. Trong số đó có Những viên ngọc Silmaril và các tiểu thuyết khác, gộp chung lại thành một bộ truyện thống nhất về những câu chuyện kể, sử thi, ngôn ngữ và các bài viết về thế giới giả tưởng Arda và Trung Địa (tên gọi bắt nguồn từ chuyển thể tiếng Anh của từ Miðgarðr trong tiếng Bắc Âu cổ, vốn là tên gọi của vùng đất của loài người trong thần thoại của các bộ tộc nhánh German). Nội dung của bộ truyện cũng đề cập đến và gắn liền với, dù chỉ là rất ít, thế giới thực tại. Tolkien gọi cả bộ tác phẩm của mình là legendarium (tuyển tập những truyền thuyết, gốc Latinh)

Tuy đã có nhiều tác giả khác viết về thể loại kỳ ảo trước Tolkien, thành công vang dội của Anh chàng Hobbit và Chúa tể những chiếc nhẫn đã trực tiếp làm nên sự hồi sinh của thể loại này. Chính điều này khiến cho Tolkien được suy tôn là cha đẻ của thể loại văn học kỳ ảo hiện đại. Năm 2008, The Times xếp ông đứng thứ 6 trong danh sách “50 nhà văn Anh lớn nhất kể từ năm 1945”. Forbes xếp ông thứ năm trong số những nhà văn đã qua đời có thu nhập cao nhất năm 2009.

Thông tin bổ sung

Tác giả

Tên tiếng Anh

Nomenclature of The Lord of the Rings

Dịch giả

Chưa rõ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF