Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Tự Thú – Lev Tolstoy
Để chứng minh cái gì đã bị nhà kiểm duyệt xem là hết sức đáng chê trách về Tự Thú, có lẽ là hữu ích, khi trích dẫn lại ở đây trang đầu tiên của ấn bản tại Geneva, được dự tính là một dẫn nhập cho ấn bản “bị sẩy thai” tại Nga.
Trong tác phẩm này của Bá tước L. N. Tolstoy, mà chúng tôi xuất bản ở đây, có một tấn kịch nội tâm của một tâm hồn mạnh mẽ trong tất cả chiều sâu và sự thâm thúy của nó, với tất cả cái xáo động khủng khiếp và bi đát của nó. Đây là một tâm hồn được phú bẩm một năng lực sáng tạo sung mãn, phấn đấu tiến về sự tự hoàn thiện từ những năm thơ ấu; nhưng đây cũng là một tâm hồn được giáo dục trong những môi trường nơi mà mọi người sống theo những nguồn gốc cơ bản của họ; những nguồn gốc ấy không những không dính dáng gì tới những lời dạy của giáo lý, mà phần lớn, trái nghịch lại với chúng – „bất cứ nơi nào những lời dạy của giáo lý hiện hữu‟, được dạy một cách lạnh lùng và hình thức, „được hỗ trợ bởi bạo lực, thì những lời dạy kia không phải là một phần của đời sống của những con người và những mối quan hệ giữa họ. ‟
Ở đây trải ra một tấn kịch của một tâm hồn mà đã tìm kiếm – từ những năm thơ ấu – một lối đi tới chân lý, hay như tác giả nói, „ý nghĩa của cuộc sống‟. Đây là một tâm hồn phấn đấu với tất cả năng lực nội tâm của mình tiến về làn ánh sáng mà nó định hình ông và soi sáng cho ông ; ông cũng phấn đấu không kém, bằng phương tiện của một cuộc điều tra có tính khoa học, lạnh lùng, thuần lý và trừu tượng, mà sau cùng dẫn tới Thượng Đế và chân lý thiêng liêng. Nó thật sự là một tấn kịch huy hoàng cho bất cứ ai mà linh hồn sống động của y có cái năng lực để hiểu biết và tri giác cái ý nghĩa thâm sâu của nó; nó được viết bởi bàn tay của một kẻ đã sống qua tất cả những va chạm, vò xé và thống khổ nội tâm, bởi bàn tay của nhà văn tài ba của chúng ta. Trong những hoàn cảnh như thế, thì bất cứ cái gì mà người ta có thể nói về tác phẩm này sẽ dường như là thừa thãi. Tuy nhiên, chúng tôi mong ước cảnh giác với bạn đọc, xin đừng phạm phải cái sai lầm (mà) dễ dàng phạm phải bởi bất cứ ai nhặt lên một tác phẩm mới xuất bản, bất luận nó bàn về thiên nhiên vô hồn hay bàn về tinh thần, là địa hạt của văn học. Cái sai lầm này phát xuất từ cái thể cách mà trong đó bạn đọc đối xử với tác phẩm này, cái cách mà bạn đọc tiếp cận nó và những điều mà y yêu sách từ nó.
Không nên để cho bất cứ cái gì thuộc loại đó làm méo mó những tư tưởng của tác giả; đừng nên để cho bất cứ cái gì làm sai lạc hay làm tối tăm cái ý nghĩa chân thực của tác phẩm của ông, chẳng hạn như những định kiến của chúng ta, theo đó chúng ta có thể nhìn tác phẩm bất cứ khi nào chúng ta bước vào nó với những câu hỏi võ đoán mà tác giả không mong ước trả lời và (hẳn là) ông cũng không nghĩ là ông quan tâm đến chúng.
Sau cùng, người ta có thể hỏi, liệu Tolstoy có bao giờ thực sự tìm thấy cái ý nghĩa của cuộc sống hay cái chân lý mà ông tìm kiếm ? Về mặt này, bất luận người ta có nói gì đi nữa, thì rõ ràng là ông đã tiếp tục cuộc truy tầm của mình cho đến ngày nhắm mắt vào năm 1910: đời ông là một cuộc đời đặc trưng hóa bởi nhiều sự tìm kiếm, cũng nhiều bằng sự tìm thấy. Quả thật, cái ý nghĩa mà ông phấn đấu để đạt tới, nó tự tiết lộ ra trong cuộc truy tầm nhiều hơn là trong sự phát hiện và việc nêu câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống thì quan trọng hơn là việc trả lời câu hỏi ấy. Bởi vì, chính bằng cách nêu câu hỏi, mà tinh thần dấn mình vào một cuộc tranh đấu cho một giọng nói, một cuộc đấu tranh mà tìm thấy sự biểu đạt của nó trong những tác phẩm như Tự Thú.