Availability: In Stock

Những Ngày Thơ Ấu

Tác giả: Nguyên Hồng

Tác phẩm “Những Ngày Thơ Ấu” của tác giả Nguyên Hồng.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Những Ngày Thơ Ấu

Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ đầy cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả, nhà văn Nguyên Hồng. Hồi ký được đăng trên báo năm 1938, xuất bản thành sách vào năm 1940.

Tác phẩm gồm 9 chương với tên gọi: tiếng kèn, Chúa thương xót tôi, trụy lạc, trong lòng mẹ, đêm Noel, trong đêm đông, đồng xu cái, sa ngã, một bước ngắn. Chương thứ 4 Trong lòng mẹ đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Cánh Diều), tập 1; Ngữ văn 7 (Kết nối Tri Thức với Cuộc sống), tập 1 và sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 hiện hành.

Tóm tắt nội dung

 

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Sách nói

[Audio book] Bỉ Vỏ

Sách nói “Bỉ Vỏ” của tác giả Vũ Trọng Phụng:

Về tác giả

Về tác giả Nguyên Hồng

Nguyên Hồng

Nguyên Hồng (1918–1982), tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng, là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam.

Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại phố Hàng Cau, nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Mới lên bảy, tám tuổi, Nguyên Hồng đã cảm nhận được một cách hồn nhiên và nhớ rất kỹ trong ký ức tuổi thơ của mình rằng “thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau” và bản thân mình là kết quả của cuộc hôn nhân gượng gạo ấy.

Năm 16 tuổi, mới học hết bậc tiểu học, Nguyên Hồng đã phải thôi học, cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Nguyên Hồng đã đi xin việc nhiều nơi nhưng vẫn thất nghiệp. Dừng lại ở xóm Cấm, Hải Phòng, Nguyên Hồng sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo.

Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.

Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ vỏ”. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ” là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn…

Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Nguyên Hồng là “Núi rừng Yên Thế” được viết năm 1980. Cuốn sách vẫn còn đang dang dở vì Nguyên Hồng bị đột tử qua đời trước khi nó được hoàn thành.

Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang) do đột tử, hưởng thọ 63 tuổi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Định dạng

MP3