Availability: In Stock

Miếng Ngon Hà Nội

Tác giả: Vũ Bằng

Tác phẩm “Miếng Ngon Hà Nội” của tác giả Vũ Bằng.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Miếng Ngon Hà Nội

Với những gắn bó, trải nghiệm và cảm nhận bằng chính tâm hồn mình, trong “Món ngon Hà Nội” với phở, bánh cuốn, bánh đúc, rươi, cốm Vòng, chả cá, tiết canh cháo lòng… nhà văn Vũ Bằng đã gợi lên những nét rất riêng, không thể xáo trộn với hương vị ẩm thực ở bất kì nơi nào… Từng trang sách đã nói thay biết bao tâm sự, trải nghiệm, tiến lòng của những người tri ân với Hà Nội.

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Sách nói

[Audio book] Miếng Ngon Hà Nội

Sách nói “Miếng Ngon Hà Nội” của tác giả Vũ Bằng:

Về tác giả

Về tác giả Vũ Bằng

Vũ Bằng

Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.

Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.

Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 71 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Nhà cung cấp

Nhã Nam

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF