Availability: In Stock

Ván Bài Lật Ngửa

Tác phẩm “Ván Bài Lật Ngửa” của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Ván Bài Lật Ngửa

Trong ngày toàn thắng vĩ đại 30 tháng 4 nǎm 1975 kết thúc quá trình phấn đấu lâu dài của dân tộc có phần hy sinh đóng góp thầm lặng của những chiến sĩ tình báo. Mặt trận mà họ chiến đấu hầu hết không nổ súng, lại là nơi thử thách nghiêm khắc nhất bộ thần kinh cùng các đòi hỏi cao lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhạy bén.

Ván bài lật ngửa phản ánh một trong vô số khía cạnh phong phú của cuộc đấu tranh giữa một thời điểm hết sức tế nhị của đất nước: sau hiệp định Genève. Câu chuyện có diễn biến nhanh, cách viết thông minh, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo, Ván bài lật ngửa vừa tái hiện một cách sống động lịch sử, đồng thời mang lịch sử đến với người đọc một cách tinh tế, chân thực, gần gũi.

Với Ván bài lật ngửa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý không chỉ mô tả lịch sử “chính thống” ở cái bề nổi của nó, mà đi sâu khám phá cuộc sống muôn vẻ, sinh động diễn tiến bên dưới, cho chúng ta một cái nhìn bao quát mà chi tiết về cuộc đấu tranh ngầm nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, góp phần làm nên thắng lợi chung.

 

Sách nói

[Audio book] Ván Bài Lật Ngửa

Sách nói “Ván Bài Lật Ngửa” của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý:

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý

Nguyễn Trương Thiên Lý

Nguyễn Trương Thiên Lý là bút danh của Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926 — 16 tháng 4 năm 2007), một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Thành Ủy Sài Gòn. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết Ván bài lật ngửa viết về một nhân vật tình báo trong Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo.

Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô). Ông là một trong những học sinh thời kỳ đầu của Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh).

Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống xâm lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1976, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1978, ông là Phó ban Ban Dân vận Trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương; năm 1982 là chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội, giúp trung ương và Chính phủ Việt Nam một số vấn đề về chiến lược tư tưởng, kinh tế – xã hội.

Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Chiếu rách mưa đêm, Dạy học lậu,…

Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang,… và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau.

Ông qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16 tháng 4 năm 2007 (nhằm ngày 29 tháng 2 âm lịch) tại bệnh viện Chợ Rẫy vì ung thư phổi.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Năm xuất bản

2015

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF