
Hàn Thiếu Công
Tác giả Hàn Thiếu Công (sinh năm 1953), là người Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Năm 1982 tốt nghiệp khoa Trung Văn Đại học sư phạm Hồ Nam, về công tác tại tạp chí Chủ nhân ông của Công đoàn tỉnh Hồ Nam. Năm 1985 chuyển sang Hội nhà văn tỉnh Hồ Nam, bắt đầu sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp. Năm 1988 dời đến Hải Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ trong quan trọng trong Hội nhà văn Trung Quốc. Các tác phẩm chính của ông có: Từ điển Mã Kiều, Ám thị, Bố bố bố, Nữ nữ nữ; tản vănTâm tưởng, Giả thiết hoàn mĩ; tập truyện ngắn Phía tây ngắm đồng cỏ tranh, Trở về, Báo cáo chính phủ…; đã được dịch sang nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan… Ông là nhà văn đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.
Đặc biệt, nhà văn Hàn Thiếu Công là người khởi xướng lên trào lưu “văn học tầm căn” (văn học tìm về cội nguồn) giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Theo những nhà văn của trào lưu này mà Hàn Thiếu Công là đại diện, văn hóa truyền thống Trung Quốc chia thành hai bộ phận “quy phạm” và “bất quy phạm”. Họ cho rằng, trong văn hóa truyền thống, nên khẳng định và phát huy hơn nữa phần tinh hoa văn hóa “bất quy phạm” đang tồn tại trong phong tục tập quán ở những nơi xa xôi hoang dã, trong truyền thuyết, dã sử, trong tư tưởng Đạo gia và triết học Thiền tông; còn đối với văn hóa “quy phạm” đã được thể chế hóa lấy học thuyết Nho giáo làm nòng cốt, thì giữ thái độ từ chối, phủ định, phê phán. Bài luận nổi tiếng Cội nguồn của văn học đưa ra khẩu hiệu “tầm căn” và hai truyện Bố bố bố, Nữ nữ nữ với xu hướng tìm về tầng sâu văn hóa lịch sử, chứa đựng ý nghĩa triết học sâu sắcđược coi là tác phẩm tiêu biểu của “tiểu thuyết tầm căn”. Sau này, với sự ra đời của Từ điển Mã Kiều cuối thập niên 90 hay tác phẩm mới nhất Sông nam núi bắc năm 2006, Hàn Thiếu Công một lần nữa khẳng định được tính độc đáo trong lối viết và cách nhìn của mình đối với văn hóa truyền thống.