Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Truyền Kỳ Phòng Bốn Chiếu Rưỡi
Câu chuyện lấy bối cảnh về một sinh viên đại học năm ba u tối, sống trong một căn nhà bốn chiếu rưỡi tại một khu phòng trọ xiêu vẹo, bị đẩy ra xa cuộc đời đại học tươi sáng nên đã bị lôi tuột vào mặt đen tối của thanh xuân lúc nào không biết. Một mặt, chàng khao khát tình yêu đẹp đẽ với người con gái tóc đen thuần khiết, mặt khác vì mối dây dưa không thể trốn thoát được mà bị vây khốn bởi đứa bạn thân như yêu quái rách giời rơi xuống. Dù vẫn còn tương lai phía trước, nhưng “tôi” mặc nhiên chối bỏ khả năng tự thay đổi để hướng tới “cuộc đời sinh viên màu hồng trông mơ”, mà chỉ nằm một chỗ hồi tưởng về quá khứ, hối hận về những thất bại, nghĩ đến những điều xúi quẩy của hiện tại mà giận dữ, rồi tự xoa dịu mình bằng cách đổ hết tội lỗi lên đầu đứa bạn thân đáng phỉ nhổ “Ozu”.
Với lối trần thuật vừa nghiêm túc vừa ngạo mạn nhưng thực tế lại giấu đầu lòi đuổi của “tôi”, các nhân vật trong truyện hiện ra đầy hấp dẫn. Từ thằng bạn Ozu như hiện thân của cái ác vô nghĩa lý cứ nhảy nhót liên tục quanh “tôi”; cô thiếu nữ tóc đen lạnh lùng với vẻ ngoài lý trí Akashi đã đâm thấu trái tim nam nhi của tôi; con người như tiên nhân luôn đưa ra những yêu cầu vô lý dành cho “tôi” là “sư phụ Higuchi”. Bị bao vây bởi những người như vậy, “tôi” lang thang khắp Kyoto, làm những điều vô nghĩa, mà người ngoài nhìn vào ai cũng sẽ chẳng nghi ngờ gì mà cho rằng đúng là một cuộc đời thường nhật vui vẻ không có ý nghĩa. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do quái gì mà lại bất mãn như vậy, tôi luôn chạy trốn khỏi hiện thực lửng lơ trước mắt , mà mơ tưởng tới “cuộc đời đại học màu hồng” hẳn là có tồn tại kia.
Truyện được viết theo một cấu trúc đặc biệt gồm 4 chương ngắn, mỗi chương là một thế giới song song ứng với 4 lựa chọn khác nhau của “tôi” trong quá khứ. Lựa chọn khác nhau dẫn tới những sự kiện và tình tiết cũng được nhìn theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựa chung lại, cả 4 chương truyện đều bắt đầu với cùng một khung thời gian là sau 2 năm đầu đại học của “tôi”, và đều bắt đầu tại căn phòng trọ bốn chiếu rưỡi với hình ảnh một sinh viên năm ba u tối “tôi” đang nằm hồi tưởng quá khứ, than thân trách phận và rồi lại đổ hết tội lỗi lên đầu thằng bạn thân như yêu quái Ozu. Tuy khoảng thời gian trong truyện được đặt chung dưới một khung, nhưng bằng ngồi bút hiện thực hài hước, bối cảnh trong Truyền kỳ phòng bốn chiếu rưỡi không hề bị gò bó mà khá rộng lớn. Mỗi chương truyện tuy độc lập với nhau, song vẫn hàm chứa những tiến triển hết sức tinh vi dựa trên lựa chọn, sự nỗ lực đổi khác của “tôi”.
The tatami galaxy phản ánh rất tài tình nỗi lòng của người trẻ, đầy mộng tưởng xa xăm bên cạnh những nhu cầu thực tế. Những chủ đề tình bạn, tình yêu, thái độ sống cũng được đề cập đến một cách nhẹ nhàng, hài hước đầy châm biếm.
Bản chuyển thể anime TV series của The tatami galaxy do studio Madhouse thực hiện năm 2010 nhận được những đánh giá rất cao từ khán giả cũng như những nhà phê bình.
Thông tin thêm
“Truyền Kỳ Phòng Bốn Chiếu Rưỡi” của Tomihiko Morimi, qua bản dịch của Nguyễn Dương Quỳnh, là một tác phẩm light novel Nhật Bản độc đáo và đầy tính triết lý. Cuốn tiểu thuyết này dẫn dắt người đọc qua cuộc phiêu lưu kỳ lạ của một sinh viên đại học không tên tuổi, người mắc kẹt trong vòng lặp thời gian, mỗi lần lại trải qua một khởi đầu mới tại trường đại học của mình.
Tóm tắt: Nhân vật chính, một sinh viên năm ba, thường xuyên cảm thấy thất vọng về cuộc sống đại học không như mong đợi. Bạn bè xung quanh anh ta, như Ozu và Higuchi, cùng cô gái mà anh thầm thương trộm nhớ, Akashi, đều đóng vai trò quan trọng trong những quyết định anh phải đối mặt. Anh mong muốn quay lại năm nhất để “làm lại” cuộc đời, và mỗi lần anh thực hiện điều này, anh bước vào một thực tại song song, mỗi thực tại lại mang một bài học và những trải nghiệm khác nhau.
Đánh giá: “Truyền Kỳ Phòng Bốn Chiếu Rưỡi” là một tác phẩm thú vị, phản ánh sự lãng mạn hóa và thực tế đau đớn của thời đại học. Cuốn sách này không chỉ là một cuộc phiêu lưu qua các thế giới song song mà còn là một bài học sâu sắc về sự trưởng thành và tự khám phá. Tomihiko Morimi đã khéo léo sử dụng các yếu tố huyền ảo để thám hiểm những thách thức tinh thần mà thanh niên đối mặt khi bước vào ngưỡng cửa trưởng thành.
Nhân vật chính, với những lần thử nghiệm cuộc sống khác nhau, dần dần hiểu rằng không có con đường nào hoàn hảo và học được cách chấp nhận cuộc sống với những khuyết điểm của nó. Mối quan hệ của anh với các nhân vật khác, đặc biệt là Akashi, phát triển theo mỗi lần lặp lại, mang đến cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của việc hiểu và giao tiếp trong các mối quan hệ cá nhân.
Bản dịch của Nguyễn Dương Quỳnh mang đến cho độc giả Việt Nam cơ hội tiếp cận cuốn sách này một cách mượt mà và tự nhiên, giúp giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của ngôn từ và những tầng ý nghĩa phức tạp. “Truyền Kỳ Phòng Bốn Chiếu Rưỡi” là một cuốn sách đáng đọc cho những ai yêu thích văn học Nhật Bản hiện đại và các câu chuyện về thời đại học đầy mộng mơ nhưng cũng không kém phần thực tế.