Availability: In Stock

Hương Rừng Cà Mau

Tác giả: Sơn Nam

Tập truyện ngắn “Hương Rừng Cà Mau” của tác giả Sơn Nam.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Hương Rừng Cà Mau

Hương rừng Cà Mau là tên tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Nam, được xuất bản lần đầu vào năm 1962. Nội dung lấy bối cảnh từ cuộc sống của người dân vùng U Minh vào khoảng 1930–1940.

Quê nội nhà văn Sơn Nam gốc ở cù lao Ông Chưởng thuộc tỉnh An Giang. Từ đời ông nội ông chạy trốn quân Pháp qua Rạch Giá xuống U Minh lập nghiệp. Nơi nhà văn Sơn Nam gắn bó là làng nhỏ Đông Thái ở rừng U Minh, nay thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Nhà văn Sơn Nam có người bác ruột thứ hai giữ búi tóc, mù chữ, nhưng biết xem bói tướng, có duyên kể chuyện khẩn hoang, hay giao du với người Khmer, nói rành tiếng Khmer, kể chuyện cổ tích Khmer và thích lên đồng bóng mời thổ thần người Khmer nhập vào. Nhờ những câu chuyện từ ông bác Hai và người dân rừng U Minh mà sau này Sơn Nam đã viết nên công trình Lịch sử khẩn hoang miền Nam và tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau.

Những năm 1958–1959, Sơn Nam bắt đầu viết những truyện ngắn trong Hương rừng Cà Mau và công bố trên tập san văn nghệ Nhân Loại tại Sài Gòn. Nội dung những câu truyện khắc họa sinh động và chân thực hình ảnh những người lưu dân ở vùng U Minh vào những năm 1930–1940. Đó là những thiếu nữ vùng quê miệt vườn, thằng bé len trâu, tay giết người hảo hớn, kẻ săn bắt heo rừng, thầy bắt rắn, thầy tu chùa Khmer hay kẻ “đâm hà bá, phá sơn lâm”.

Khi các truyện được gộp lại xuất bản thành sách vào năm 1962, nhà văn Sơn Nam gửi một cuốn về quê Cà Mau tặng bác Hai, năm ấy đã 90 tuổi. Sau khi được một người cháu đọc sách của Sơn Nam cho nghe, bác Hai liền nhận xét tóm tắt để đứa cháu viết thư gửi lên Sài Gòn: “Thằng này nói dóc, nghe được quá. Nói dóc mà có căn cứ”.

Sách nói

[Audio book] Hương Rừng Cà Mau

Sách nói “Hương Rừng Cà Mau” của tác giả Sơn Nam:

Về tác giả

Về tác giả Sơn Nam

Sơn Nam

Sơn Nam (11 tháng 12 năm 1926 – 13 tháng 8 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nổi tiếng.

Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Ngoài ra, ông còn có bút danh Phạm Sào Nam.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam).

Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 – viết về công tác địch vận) do Hội Văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản ở chiến khu. Nhưng rồi khi chuyển sang viết văn xuôi, ông tự phát hiện mình làm thơ dở hơn viết truyện nên dừng hẳn sáng tác thơ. Năm 1951-1952, ông đã đoạt giải nhất với hai truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến – hành chính Nam Bộ tổ chức.

Sau Hiệp định Genève, 1954, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, tuy nhiên ông chọn về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà tù Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Những sáng tác của ông đều mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc. Vì có công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ, ông được nhiều người gọi là “ông già Nam Bộ”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.

Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2003, toàn bộ các tác phẩm của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua tác quyền trọn đời.

Ông qua đời ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF