Availability: In Stock

Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn

Tác giả: Lỗ Tấn

“Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn” của tác giả Lỗ Tấn.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn

Khi đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, các độc giả sẽ có một cảm giác thật quen thuộc, gần gũi, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật tài tình của ông khiến không ít khi bạn cảm thấy đã gặp con người này ở đâu đó trong xã hội rộng lớn ngoài kia, thậm chí cũng có thể bắt gặp cả những thói tật của chính bản thân mình… Trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm của ông là tuýp nhân vật dưới đáy xã hội, khiến cho chúng ta liên tưởng tới các nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao. Thưởng thức các truyện ngắn Lỗ Tấn, người đọc sẽ phải bật cười bởi những chi tiết hài hước, châm biếm nhưng rồi khi gấp trang sách lại bạn không khỏi có một cảm giác ngậm ngùi, chua xót trước số phận của các nhân vật.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn sẽ giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn trong mảng truyện ngắn, để bạn đọc yêu thích văn chương và các sinh viên, học sinh có cái nhìn khái quát hơn về một cây bút nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Những tác phẩm tiêu biểu như Nhật ký người điên, Cố hương, Thuốc, A.Q chính truyện, Lễ cầu phúc…

Về tác giả

Về tác giả Lỗ Tấn

Lỗ Tấn

Lỗ Tấn (25 tháng 9 năm 1881 – 19 tháng 10 năm 1936) là một trí thức cánh tả nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc đương thời cũng như sau này.

Lỗ Tấn có nguyên danh là Chu Chương Thọ, tự Thụ Nhân, hiệu Dự Tài, Dự Sơn, Dự Đình, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút.

Cha ông là Chu Bá Nghi (1861–1896) đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy (1858–1943). Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ “Lỗ”. Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Nhiều dịch giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF