Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Đời Tổng Thống K. Thứ Tư
Tiểu thuyết chính trị giả tưởng Tổng thống K. thứ tư đưa một người con đầy tài năng nữa trong gia tộc Kennedy – Francis Xavier Kennedy – lên làm tổng thống Hoa Kỳ trong một thời đại đầy nhiễu nhương, khi lòng tin của thế giới đối với vị thế siêu cường đang mờ nhạt dần, và những âm mưu hãm hại Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên táo tợn. Câu chuyện mở đầu bằng hai bi kịch kinh hoàng: vụ ám sát Giáo hoàng, và song song với nó là vụ bắt cóc con tin trên một chuyến bay chở người con gái duy nhất của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm.
Tác giả đã đưa bạn đọc hết từ âm mưu này đến âm mưu khác, cả từ phe khủng bố lẫn chính những vị đức cao vọng trọng trong chính quyền được coi là quyền lực nhất thế giới, và cả những nhà tài phiệt đứng đằng sau nó. Đứng giữa những lựa chọn khó khăn, Francis Xavier Kennedy đã đưa ra một quyết định cực đoan mà không ai – kể cả những người thân cận nhất với ông – có thể ngờ tới.
Thông tin thêm
Bạn đọc Việt Nam đã từng làm quen với Mario Puzo qua các tác phẩm Bố già, Sicily miền đất dữ. Đời tổng thống K. thứ tư là tác phẩm mới nhất của ông. Đời tổng thống K. thứ tư là một tác phẩm văn học hư cấu, viết về tấn bi kịch trong đời tư của một Tổng Thống Hoa Kỳ… Vừa phát hành, tác phẩm đã được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ở Hoa Kỳ hết lời ca ngợi và đươợ in ở nhiều nước với nhiều thứ tiếng khác nhau. Bản dịch này, chúng tôi dịch theo bản gốc do Bantam Books tái bản năm 1992 và đồng thời in, phát hành tại Hoa Kỳ và Canada.
Tác phẩm mới nhất của Mario Puzo, người đã “sinh” ra từ BỐ GIÀ đến SICILY MIỀN ĐẤT DỮ…
ĐỜI TỔNG THỐNG K. THỨ TƯ, tuy có dựa vào một vài sự kiện có thật, có mang dáng dấp của một vài nhân vật có thật, nhưng như chính tác giả tuyên bố, nó vẫn là một tác phẩm hư cấu, vẫn là một tiểu thuyết văn học trăm phần trăm. Nó VIẾT VỀ TẤN BI KỊCH TRONG ĐỜI RIÊNG CỦA MỘT TỔNG THỐNG MỸ.
Và cũng như hầu hết các tác phẩm của MARIO PUZO, vừa ra đời năm 1992, ĐỜI TỔNG THỐNG K. THỨ TƯ đã được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây chào đón rầm rộ như một sự kiện văn học trọng đại nhất trong năm.
Lời bình
– The Washington Post –
– Boston Sunday Herald –
– Publishers Weekly –